Khi thiết kế website và nhất là thiết kế web bất động sản bạn nên nắm được bản chất vai trò của iFrame đối với trang web. Điều này sẽ giúp chúng ta vận dụng iFrame hợp lý, tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp và đẹp mắt, hỗ trợ tối đa cho SEO.
iFrame là gì?
iFrame là viết tắt của thuật ngữ Inline Frame, nghĩa là “khung bên trong hay khung nội tuyến”. Nếu bạn quan sát sẽ thấy iFrame chính là những khung dùng để chèn các tệp tin đa phương tiện như hình ảnh, video, tệp PDF hoặc một website khác vào trong trang của bạn và cho nó vị trí hiển thị nhất định.
Diễn giải ra, iFrame là những cửa sổ dùng để hiển thị nội dung mà bạn muốn ngay trên website để trang luôn trong một giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp.
Các thuật ngữ liên quan đến iFrame bao gồm:
Frame
Là thuật ngữ tiếng Anh chỉ về khung - một định dạng được thiết lập trong HTML để giúp cho việc sắp xếp bố cục website dễ dàng hơn, hỗ trợ hiển thị tài liệu dưới nhiều dạng khác nhau trong cùng một cửa sổ trình duyệt.
iFrame URL
iFrame URL là địa chỉ của một trang web bất kỳ mà bạn muốn nhúng vào một iFrame.
Thẻ embed
Là cách gọi khác của thẻ HTML được dùng để nhúng các đối tượng là tập tin đa phương tiện vào một website bất kỳ. Thẻ embed sẽ cho phép hiển thị nội dung mong muốn trực tiếp lên trang mà không cần phải mở ra một cửa sổ trình duyệt mới.
iFrame có vai trò như thế nào?
Đánh giá về vai trò của iFrame đối với website, và nhất là trang web bất động sản thì đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến bố cục trang.
Nhờ có iFrame mà trong quá trình thiết kế wireframe, chúng ta có thể nhúng video từ YouTube, bản đồ từ Google Maps, hoặc bất kỳ nội dung từ địa chỉ khác vào website mà không cần phải mở ra cửa sổ mới gây bất tiện với người dùng. Khi đó, thời gian ở lại website sẽ tăng lên, giảm tỷ lệ thoát và khách hàng cũng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp nơi bạn bởi các thông tin họ cần đều được cung cấp một cách nhanh chóng, trực quan.
Tìm hiểu thêm: chèn google map vào web
Khi website sử dụng iFrame, các phần tử tương tác như form đăng nhập, thanh tìm kiếm, hoặc các ứng dụng web nhỏ cũng sẽ được tạo lập dễ dàng hơn. Nổi bật hơn, nếu như trang của bạn là website chính và bạn có nhiều site vệ tinh khác thì lúc này iFrame sẽ giúp chúng ta kết nối chúng lại với nhau, hiển thị các thông tin cần thiết trên trang chính cho người truy cập xem.
iFrame mang đến nhiều trải nghiệm tích cực cho người duyệt web
Với iFrame các định dạng khác nhau với nhiều mã nguồn cũng sẽ được giải quyết tốt, tạo sự tương thích khi hiển thị lên website. Chính vì vậy, yếu tố này được đánh giá cao về độ thân thiện và ổn định với các loại trình duyệt web hiện tại.
Theo đánh giá từ giới chuyên gia, iFrame còn giúp tiết kiệm không gian lưu trữ trên hosting hay VPS nhờ bỏ qua bước upload lên máy chủ server. Từ đó tối ưu tốc độ server, giúp website tải nhanh hơn, mượt mà hơn.
Ngoài ra, nhờ có iFrame mà chúng ta sẽ dễ dàng tổ chức cấu trúc website hơn, phân chia trang ra từng mục một cách khoa học, đảm bảo bố cục chặt chẽ và sự hiển thị đồng nhất.
Cách dùng iFrame HTML
Cách dùng iFrame HTML khá đơn giản bởi nó đã có một đoạn mã code, chỉ cần bạn sao chép và dán vào các vị trí mong muốn, tiến hành điều chỉnh một ở các phần tử là iFrame sẽ đi vào hoạt động.
Chẳng hạn, khi bạn muốn chèn iFrame từ Youtube vào website của mình, chúng ta sẽ sao chép đoạn mã nhúng dưới đây:
< iframe allowfullscreen="" frameborder="0" src="https://www.youtube.com/embed/your_video_id">
Trong đoạn mã trên:
- Src: chính là đường dẫn đến video trên nền tảng Youtube
- “frameborder=0”: mang ý nghĩa là loại bỏ phần đường viền của iFrame.
- “allowfullscreen”: mang ý nghĩa là cho phép người dùng xem video ở chế độ hiển thị toàn màn hình.
Hoặc ví dụ đoạn mã iFrame là “iframe src=
Trong đó, yếu tố width và height sẽ hiển thị thuộc tính chiều cao, chiều rộng của video khi nhúng vào website. Và các yếu tố này bạn đều có thể điều chỉnh theo nhu cầu của mình.
Video hướng dẫn cách chèn iFrame vào website
Lưu ý khi sử dụng iFrame cho website
iFrame có nhiều ưu điểm, hỗ trợ tổ chức layout trang web thêm chuyên nghiệp, tăng trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, iFrame cần được sử dụng có kế hoạch, đúng lúc đúng chỗ nếu không trang của bạn dễ gặp các vấn đề về vận hành.
Thực tế cho thấy:
- Nếu lạm dụng iFrame, sử dụng quá nhiều sẽ làm website load chậm hơn.
- Việc nhúng các URL, các tệp tin không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến nguy cơ website bị nhiễm mã độc, ảnh hưởng đến bảo mật website.
- Hạn chế lớn nhất khi dùng iFrame chính là việc SEO website có thể sẽ kém hiệu quả hơn bởi bot Google không thể index nội dung trong Frame, khi đó crawl data trở nên khó khăn.
Chính vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên nghiên cứu kỹ càng, nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia phát triển web để đảm bảo code iFrame chỉn chu, thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Trên đây là các thông tin về iFrame, cách thức dùng iFrame HTML chuẩn và những lưu ý quan trọng khi áp dụng yếu tố này. Chúc bạn sở hữu website chuyên nghiệp, hiện đại với tốc độ load mượt mà như ý!