Hosting là gì? 4 Điều cần lưu ý khi sử dụng web hosting

Để giúp bạn đọc hiểu về hosting, biết được web hosting là gì cũng như cập nhật các kiến thức quan trọng liên quan đến host, Bdsweb đã tổng hợp thông tin qua bài viết dưới đây. Hãy dành ít thời gian cùng Bdsweb tìm hiểu bạn nhé.

HOSTING WEBSITE: ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỂ WEBSITE HOẠT ĐỘNG
Sau khi bạn xây dựng một trang web bất kỳ, và nhất là xây dựng website bất động sản để mọi người biết được sự tồn tại của nó, bạn phải tiến hành public lên mạng internet. Bên cạnh việc mua tên miền, đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL thì mua hosting là điều kiện quan trọng để trang có thể bắt đầu hoạt động một cách đúng nghĩa.

hosting là gì

 

Vậy hosting là gì?

Host, hosting hay web hosting là dịch vụ cho phép bạn lưu trữ website hoặc ứng dụng web trên máy chủ (server) được kết nối Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, bạn sẽ thuê một phần không gian lưu trữ trên server của nhà cung cấp để chứa tất cả dữ liệu cần thiết cho website hoặc ứng dụng web của bạn hoạt động.
Điều này có nghĩa là nếu không có hosting thì trang web của bạn sẽ không thể nào public, không thể hoạt động được trên mạng internet. Bởi lẽ, web hosting sẽ là nơi đảm nhận lưu trữ mã nguồn, hình ảnh, video, cơ sở dữ liệu và các dữ liệu khác của trang web. Nếu không có hosting, bạn không thể truy cập và mọi người cũng không thể tìm thấy trang web của bạn.

Tìm hiểu về hosting, Bdsweb cũng muốn chia sẻ thêm về một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến hosting, giúp bạn có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn. Cụ thể:
Máy chủ (server): Là máy tính có cấu hình mạnh, được kết nối Internet và có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, xử lý các yêu cầu truy cập website. Một máy chủ có thể đặt rất nhiều trang web trên đó.
Nhà cung cấp hosting: Là đơn vị sở hữu và vận hành các máy chủ, cung cấp dịch vụ lưu trữ website cho người dùng.
Gói hosting: Là tập hợp các dịch vụ và tài nguyên mà nhà cung cấp hosting cung cấp cho người dùng, bao gồm dung lượng lưu trữ, băng thông, email,... Mỗi một gói dịch vụ sẽ có các chỉ số về dung lượng, chi phí nhất định.

 

Web hosting hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động của web hosting khá đơn giản, được thể hiện qua 3 bước như sau:

  • Bước 1: Khi người dùng truy cập website của bạn, trình duyệt web sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ hosting.
  • Bước 2: Máy chủ hosting sẽ xử lý yêu cầu và gửi dữ liệu website về trình duyệt đang thao tác.
  • Bước 3: Trình duyệt sẽ hiển thị thông tin website cho người dùng.

Khi chúng ta duyệt web, tốc độ truy cập càng nhanh chóng sẽ phần nào chứng tỏ hosting hoạt động ổn định và mạnh mẽ. Tất nhiên, điều này không phụ thuộc hoàn toàn vào hosting mà còn có những yếu tố liên quan khác.

 

4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG WEB HOSTING

Hosting đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và vận hành website. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho thuê hosting, bán hosting trên thị trường khiến bạn lúng túng khi lựa chọn. Để chọn đúng, bạn nên hiểu sâu hơn về bản chất, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của hosting, từ đó việc quyết định sẽ chuẩn hơn, mang đến hiệu quả như bạn mong đợi.

Một lưu ý quan trọng khi chọn hosting là phải đảm bảo về mặt tốc độ và sự ổn định. Hosting tốc độ cao giúp tốc độ truy cập website nhanh, đây là một điểm cộng trong việc seo bất động sản của bạn.

Hiểu về quy trình đăng ký hosting

Để đăng ký sử dụng host, bạn sẽ làm việc với một nhà cung cấp nhất định. Đơn vị này sẽ chuẩn bị không gian lưu trữ phù hợp cho nhu cầu của bạn trên server. Tùy theo gói host bạn chọn mà không gian này sẽ lớn hay nhỏ (dung lượng), cấu hình tính năng cũng khác nhau.
Về phía bạn (người dùng host) sẽ cần upload các files lên trên hosting đăng ký, cấu hình thông số để trang bắt đầu hoạt động.

Biết được các loại hosting phổ biến

Có 5 loại hosting với những đặc điểm riêng biệt như sau:
Shared Hosting (Lưu trữ chia sẻ)

Đây là host phổ biến nhất, phù hợp cho website mới hoặc trang có lượng truy cập thấp. Về bản chất, Shared Hosting là dịch vụ host được chia nhỏ cho nhiều trang web khác nhau. Nghĩa là các trang này sẽ cùng cập nhật source code, web platform, database,... lên một server vật lý, sau đó bạn sử dụng những thông số trong phạm vi gói cước mà mình mua. Bạn không cần lo về vấn đề quản trị bởi bên cung cấp dịch vụ sẽ làm thay bạn.
Shared Hosting có chi phí thấp, vận hành đơn giản và dễ bảo trì. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là khả năng mở rộng thấp, không có nhiều tùy chỉnh, tài nguyên cũng hạn hẹp.

VPS Hosting (Máy chủ ảo riêng)

Một server vật lý sẽ được cài đặt ứng dụng ảo hóa, tạo ra các server ảo. Loại này cung cấp tài nguyên riêng biệt, hiệu suất cao hơn Shared Hosting, khả năng tùy chỉnh và cài đặt cũng linh hoạt hơn. VPS sẽ cần kiến thức quản lý máy chủ để kịp thời xử lý, ứng phó với các sự cố cũng như đảm bảo host vận hành ổn định.

Dedicated Hosting (Máy chủ riêng)

Khi bạn hay doanh nghiệp của bạn yêu cầu cao về hiệu năng, sở hữu những trang web lượng truy cập lớn thì có thể cân nhắc sử dụng máy chủ riêng. Dedicated Hosting được thiết lập với các bộ phận bao gồm server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành riêng biệt cho một doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp có toàn quyền về phần cứng hay cài đặt phần mềm.
Không chỉ yêu cầu doanh nghiệp có người am hiểu kỹ thuật để vận hành mà loại host này chi phí cũng rất đắt.

Cloud Hosting (Lưu trữ đám mây)

Cloud Hosting sử dụng công nghệ điện toán đám mây cung cấp tài nguyên linh hoạt và có thể mở rộng tài nguyên theo yêu cầu. Điểm độc đáo của Cloud Hosting chính cho phép gộp tài nguyên của nhiều server vật lý (bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS). Chi phí của loại host này có nhiều hạn mức khác nhau, tuy nhiên độ tin cậy và bảo mật nhận đánh giá thấp hơn so với các loại hosting khác.

WordPress Hosting

Đây là dịch vụ lưu trữ web được thiết kế và tối ưu hóa cho website sử dụng mã nguồn WordPress. Loại hosting này cung cấp nhiều tính năng và công cụ giúp việc cài đặt, quản lý và vận hành website WordPress được hiệu quả hơn.

 

Nắm được ưu nhược điểm của hosting nước ngoài và trong nước

Khi đăng ký hosting, sẽ có 2 luồng ý kiến về chọn đặt host trong nước hay đặt host nước ngoài. Để đưa ra lựa chọn hợp lý, bạn phải biết được ưu nhược điểm của từng loại trước.
Với host nước ngoài (server đặt ở nhiều nước trên thế giới) nổi bật với chất lượng cao, nhiều chương trình ưu đãi vì mô hình hoạt động đa quốc gia luôn có hạ tầng mạnh. Tuy nhiên quá trình giao dịch sẽ phức tạp hơn, khi cần support cũng lâu hơn vì các yếu tố ảnh hưởng như trái múi giờ, bất đồng ngôn ngữ, quy trình dài dòng,...
Với hosting Việt Nam ưu điểm là đăng ký nhanh chóng, thanh toán đơn giản và việc hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn. Về hạn chế, host Việt Nam thường có giá cao hơn trong khi dung lượng lưu trữ và băng thông thấp hơn. Bên cạnh đó, tình trạng gián đoạn dịch vụ thường gặp hơn các nhà cung cấp nước ngoài.

Cân nhắc các yếu tố quan trọng khác khi lựa chọn hosting

Nắm được thông tin về quy trình hoạt động cũng như các loại host phổ biến, chúng ta nên có một bước cân nhắc kỹ càng hơn để chọn được gói dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của mình.

Hãy bám sát các tiêu chí dưới đây bạn nhé:
Nếu bạn phục vụ người dùng chủ yếu ở Việt Nam, khuyến nghị bạn nên chọn nhà cung cấp web hosting trong nước để đảm bảo tốc độ truy cập ổn định. Một số đơn vị cung cấp dịch vụ host nổi tiếng trong nước bạn có thể tham khảo như: Vietnix, PA Việt Nam, BKHOST, Mắt Bão, iNET, Tenten, HostVN,...
Hosting khi sử dụng ổ cứng SSD sẽ giúp trang web tăng tốc độ truy cập, ổn định hơn so với HDD.
Chọn gói có dung lượng lưu trữ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn có thể trao đổi với các chuyên gia thiết kế web, phía cung cấp dịch vụ hoặc người am hiểu kỹ thuật để được tư vấn một cách hiệu quả nhất, tránh trường hợp không đáp ứng nhu cầu hay gây lãng phí tài nguyên.
Một số thông tin về hosting website của Bdsweb hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích, thiết thực cho bạn.

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá