Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Tại sao cần bảo mật SSL?

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Tại sao cần bảo mật SSL? Đây sẽ là một chủ đề thú vị, mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng, thiết kế web bất động sản đấy. Bởi chứng chỉ số SSL sẽ gia tăng bảo mật thông tin cho trang web, tăng thêm độ uy tín và góp phần cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

TÌM HIỂU CHỨNG CHỈ BẢO MẬT SSL ĐẦY ĐỦ VÀ CHUẨN XÁC NHẤT


 

SSL, bảo mật SSL, mã hóa SSL, chứng chỉ SSL là những thuật ngữ mà chúng ta rất hay nghe trong quá trình thiết kế, vận hành website hay phát triển marketing cho doanh nghiệp trên nền tảng online. Thế nhưng, có nhiều người hiểu không đúng hoặc chưa đủ về thuật ngữ này, dẫn đến việc "bỏ qua", "xem nhẹ" khi quản trị các trang web.

SSL giữ một vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp và tập khách hàng của bạn thông qua một loạt các ưu điểm đã được kiểm chứng. Ngày nay, việc đăng ký SSL cho trang web được xem là cần thiết nhằm tăng cường độ bảo mật thông tin, giúp doanh nghiệp phát triển an toàn và bền vững trên mạng internet rộng lớn.

SSL là gì

 

 

SSL là gì?

Chứng chỉ SSL hay SSL certificate là một cách viết tắt của thuật ngữ Secure Sockets Layer. Đây là một giao thức bảo mật cho phép mã hóa dữ liệu truyền tải giữa máy khách (như trình duyệt web) và máy chủ (trang web). SSL còn được xem là một tiêu chuẩn an ninh trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa hệ thống máy chủ và các trình duyệt luôn trong trạng thái an toàn, có tính bảo mật cao.
Dấu hiệu cho thấy một trang web đang được chứng thực SSL bao gồm:

  • Biểu tượng ổ khóa màu xanh lá cây xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Chữ "https" thay vì "http" trong URL của trang web.

 

Cách SSL hoạt động

Giao thức SSL hoạt động dựa trên hai thuật toán mã hóa là mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối xứng. Chúng có đặc điểm như sau:
Mã hóa đối xứng sẽ sử dụng cùng một loại khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu. Loại khóa này được tạo ra một cách ngẫu nhiên và được chia sẻ thông suốt giữa máy chủ với máy khách. Khi một kết nối được thiết lập, giữa máy chủ và máy khách sẽ tiến hành đối xứng khóa để mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải giữa hai bên. Tất nhiên, giữa máy chủ và máy khách mới có thể giải mã tập dữ liệu này.
Mã hóa bất đối xứng có hai loại khóa riêng biệt, một loại công khai dành để máy khách mã hóa dữ liệu gửi đến máy chủ, còn khóa riêng tư được máy chủ sử dụng để giải mã dữ liệu nhận được từ máy khách. 
Cụ thể phương thức truyền tải thông tin của máy chủ và máy khách khi được bảo mật SSL như sau:

  • Bước 1: Trên một trình duyệt nhất định, trình duyệt này sẽ yêu cầu website cung cấp cấp thông tin xác nhận danh tính cho máy chủ. 
  • Bước 2: Website sẽ gửi cho trình duyệt chứng thực SSL mà nó được cấp.
  • Bước 3: Trình duyệt web sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của SSL, thực hiện thông báo lại cho website là SSL đã được chấp nhận hay không.
  • Bước 4: Website sẽ gửi ngược chữ ký số để quá trình mã hóa dữ liệu được tiến hành.
  • Bước 5: Dữ liệu trao đổi giữa trình duyệt và website được mã hóa, bảo mật.

Để có được chứng chỉ bảo mật SSL chúng ta phải đăng ký thông qua các Cơ quan cấp chứng chỉ (CA) uy tín, được công nhận rộng rãi và có trách nhiệm xác minh tính hợp lệ của thông tin trong chứng chỉ. Các tổ chức CA sẽ phát hành các loại chứng thực cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ, mã code hay phần mềm. 
Lưu ý:
SSL mã hóa các thông tin trong giao dịch trực tuyến.
Mỗi một chứng chỉ SSL được tạo ra cho một trang web duy nhất.
Doanh nghiệp xác thực danh tính chủ nhân website trước khi cấp chứng chỉ bảo mật SSL.

Các loại chứng chỉ SSL

SSL - Secure Sockets Layer là cách gọi chung cho việc đăng ký bảo mật, mã hóa dữ liệu. Chứng chỉ này sẽ gồm nhiều loại khác nhau, tương ứng với chức năng, quy mô hoạt động nhất định.

Có 3 loại chứng chỉ SSL chính, cụ thể:

Chứng chỉ SSL xác thực tên miền (DV)

Loại chứng chỉ này chỉ xác minh rằng chủ sở hữu chứng chỉ có quyền kiểm soát tên miền được liệt kê trong chứng chỉ. DV là loại chứng chỉ cơ bản nhất và thường miễn phí. Chứng chỉ SSL DV sẽ phù hợp cho các trang web cá nhân, blog, hoặc các trang web không cần bảo mật cao.

Chứng chỉ SSL xác thực tổ chức (OV)

Loại chứng chỉ này xác minh rằng chủ sở hữu chứng chỉ là một tổ chức hợp pháp. OV cung cấp mức độ bảo mật cao hơn DV và thường phải trả phí. Loại này phù hợp cho các trang web thương mại điện tử, trang web của doanh nghiệp, hoặc các trang web cần bảo mật thông tin nhạy cảm.

Chứng chỉ SSL xác thực mở rộng (EV)

EV cung cấp mức độ bảo mật cao nhất và cũng yêu cầu mức độ xác minh cao nhất, bao gồm cả việc xác minh danh tính của người quản lý trang web. Loại này phù hợp cho các tổ chức tài chính, ngân hàng, hoặc các trang web cần bảo mật cấp cao.

Tại sao cần bảo mật SSL?

Internet là một mạng lưới rộng lớn, một "thế giới ảo" với vô vàn nguồn thông tin, dữ liệu. Hoạt động trên mạng lưới này không phải lúc nào cũng an toàn, cũng đảm bảo đạt được những lợi ích thiết thực như bạn mong đợi. Bên cạnh lợi ích vượt trội, vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra hệ lụy khôn lường cho website, cho doanh nghiệp, đặc biệt khi giới hacker hoạt động mạnh mẽ như ngày nay. 
Việc đăng ký mã hóa SSL sẽ giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng và dữ liệu cá nhân khỏi bị đánh cắp bởi hacker, tránh được những rủi ro nhất định.

Một lý do không kém phần quan trọng là người dùng web ngày càng khó tính hơn. Một bộ phận lớn người dùng khi truy cập vào website bất kỳ và nếu như họ không nhìn thấy những dấu hiệu bảo mật (https hay biểu tượng ổ khóa màu xanh lá cây) họ sẽ nhanh chóng thoát ra, không thực hiện các giao dịch trên trang web đó.
Việc đăng ký bảo mật SSL còn là quy định bắt buộc với một số ngành nghề, lĩnh vực về công nghiệp, tài chính hay y tế khi hoạt động online, bởi dữ liệu khách hàng cần được bảo vệ một cách tốt nhất.
Và thêm một lý do nữa, những trang web có SSL certificate thì Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ ưu tiên hơn qua đó việc seo bất động sản sẽ dễ dàng hơn. Bởi hiểu một cách đơn giản, một địa chỉ uy tín và an toàn thì sẽ được ưu ái gợi ý, giới thiệu hơn là một địa chỉ không có tính xác thực.

Tại sao cần bảo mật SSL

 

Đăng ký chứng thực SSL

Bạn có thể đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL với các đơn vị cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam), TENCENT, FPT Telecom, GoDaddy, Namecheap, PA Việt Nam,... Hoặc đơn giản hơn, chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế website. Những đơn vị này có nhiều kinh nghiệm, am hiểu kỹ thuật nên sẽ sẵn sàng tư vấn, đưa ra giải pháp phù hợp với ngành nghề bạn đang kinh doanh.

Hy vọng bài viết của Bdsweb - Dịch vụ thiết kế website bất động sản uy tín đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chứng chỉ SSL, hiểu được bảo mật SSL hay mã hóa SSL là gì. Từ đó lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp cho lĩnh vực mình đang kinh doanh.

 

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá