CAPTCHA hoạt động thầm lặng nhưng đóng góp to lớn trong việc duy trì một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn. Vậy mã CAPTCHA là gì, vai trò của nó đối với website ra sao và cách thức tạo hoặc khai thác như thế nào để CAPTCHA phát huy công năng một cách tốt nhất? Tất cả thắc mắc này sẽ được Bdsweb tổng hợp qua bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo ngay!
CAPTCHA là gì?
CAPTCHA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart” – tạm dịch là “Bài kiểm tra Turing công khai, hoàn toàn tự động để phân biệt máy tính và con người”.
CAPTCHA được xem là một dạng bài kiểm tra đơn giản được thiết lập trên các website nhằm xác minh xem truy cập có phải là con người hay không. Từ đó ngăn chặn các bot hoặc phần mềm tự động thực hiện những hành vi không mong muốn như spam, dò mật khẩu hay tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Đặc điểm của mã CAPTCHA
CAPTCHA thường có một số đặc điểm dễ nhận biết. Đầu tiên là yếu tố nhận diện thể hiện qua cách thức trình bày của mã CAPTCHA. Các loại mã này thường được trình bày dưới dạng:
- Những đoạn chữ méo mó, nhòe mờ, lồng ghép vào hình ảnh hay nền rối.
- Những hình ảnh yêu cầu người dùng chọn đúng theo một tiêu chí nhất định (ví dụ: chọn tất cả các hình có đèn giao thông, chọn tất cả hình có cầu thang,…), hoặc các bài toán đơn giản như “3 + 8 = ?”.
Thử thách CAPTCHA gây khó khăn hoặc thậm chí là bất khả thi đối với các thuật toán, chương trình máy tính hiện tại, nhưng người dùng thực sự có thể giải quyết chúng một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Điều này đảm bảo trải nghiệm người dùng không bị gián đoạn quá nhiều bởi các biện pháp bảo mật.
Một số hình thức CAPTCHA phổ biến
Quá trình tạo ra và kiểm tra kết quả của CAPTCHA thường được thực hiện một cách hoàn toàn tự động bởi hệ thống. Ngoài ra, CAPTCHA không ngừng được cải tiến, đa dạng hóa về hình thức. Từ các ký tự văn bản đơn giản, chúng đã phát triển thành các hình ảnh, âm thanh, câu hỏi logic và thậm chí là các tương tác hành vi. Bên cạnh đó, để tăng độ bảo mật, các hệ thống CAPTCHA hiện đại còn có khả năng thay đổi mẫu ngẫu nhiên mỗi lần tải trang, từ đó hạn chế khả năng bị giải mã bởi phần mềm tự động.
Cách thức mã CAPTCHA hoạt động
Quy trình hoạt động thường diễn ra như sau:
Bước 1: Máy chủ của trang web sẽ tự động tạo ra một thử thách CAPTCHA ngẫu nhiên. Thử thách này có thể là một hình ảnh chứa các ký tự bị biến dạng, một đoạn âm thanh chứa các chữ số, một câu hỏi toán học đơn giản, hoặc một yêu cầu chọn các hình ảnh cụ thể.
Bước 2: Yêu cầu xử lý thử thách CAPTCHA sẽ được hiển thị trên màn hình của người dùng thông qua trình duyệt web.
Bước 3: Người dùng sẽ cố gắng hiểu và giải quyết thử thách được đưa ra.
Bước 4: Kết quả thử thách được gửi đến máy chủ.
Bước 5: Máy chủ sẽ so sánh phản hồi của người dùng với đáp án chính xác đã được tạo ra ban đầu. Nếu phản hồi trùng khớp, hệ thống sẽ xác định rằng người dùng có khả năng là con người và cấp quyền truy cập, ngược lại hệ thống có thể yêu cầu người dùng thử lại với một thử thách CAPTCHA mới.
CAPTCHA giúp xác định truy cập là người, không phải bot
Vai trò của mã CAPTCHA với website
Sự có mặt của thử thách CAPTCHA rất ý nghĩa trong việc bảo vệ các trang web khỏi nhiều mối đe dọa trực tuyến. Mặc dù thực hiện các thử thách CAPTCHA có vẻ gây phiền phức với một số người, nhưng không thể phủ nhận công năng của nó.
- CAPTCHA giúp ngăn chặn các cuộc tấn công tự động như brute-force (dò mật khẩu bằng cách thử hàng loạt), đăng ký tài khoản ảo hàng loạt, hoặc các hành động độc hại khác được thực hiện bởi bot.
- CAPTCHA giúp bảo vệ băng thông, tài nguyên máy chủ và các dịch vụ khác của trang web khỏi bị lạm dụng, đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định.
- Góp phần bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lừa đảo, phát tán mã độc hoặc các nội dung không mong muốn.
- CAPTCHA còn đảm bảo rằng con người thực sự có cơ hội tham gia một cách công bằng trong các cuộc thi, kiểm tra.
Cách tạo CAPTCHA cho website
Trong quá trình thiết kế website bất động sản, bạn có thể cân nhắc thêm mã CAPTCHA bảo vệ theo cách thức khác nhau như tạo mã HTML và thêm vào source code web, sử dụng thư viện tích hợp sẵn (với WordPress) hoặc dùng dịch vụ reCAPTCHA của Google. Tuỳ theo như cầu, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với mình.
Cách 1: Tích hợp mã CAPTCHA cho website WordPress
- Bước 1: Truy cập WP Admin -> Plugins -> Add New
- Bước 2: Tìm plugin như: Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft, WPForms (có tùy chọn thêm CAPTCHA)
- Bước 3: Tiến hành cài đặt và cấu hình khóa reCAPTCHA.
Cách 2: Sử dụng Re-CAPTCHA của Google
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google reCAPTCHA
Truy cập trang web Google reCAPTCHA theo đường link https://developers.google.com/recaptcha
Đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. Nếu chưa có, hãy tạo một tài khoản mới.
Nhấp vào nút “Admin Console” => “Create a new site”.
Điền thông tin về trang web của bạn, bao gồm tên miền, loại reCAPTCHA (v2 hoặc v3), và các tùy chọn khác (nếu có) -> Nhấp vào nút “Submit”.
Đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được một Site Key và Secret Key.
Bước 2: Tích hợp reCAPTCHA vào trang web (với v2)
Thêm đoạn mã JavaScript sau vào phần < head > của trang HTML:
< script src="https://www.google.com/recaptcha/api.js" async defer >< / script >
Thêm đoạn mã sau vào form cần bảo vệ:
< div class="g-recaptcha" data-sitekey="YOUR_SITE_KEY" >< / div >
Thay thế "YOUR_SITE_KEY" bằng Site Key mà bạn nhận được trong bước 1.
Cách 3: Tạo CAPTCHA bằng PHP
Cách này sẽ cần nhiều thao tác chèn mã code, thực hiện các tùy chỉnh phù hợp với website. Cách thức tiến hành như sau:
Bước 1: Tạo file captcha.php với đoạn mã code:
< ? php
session_start();
$captcha_code = substr(str_shuffle("ABCDEFGHJKLMNPQRSTUVWXYZ23456789"), 0, 5);
$_SESSION["captcha"] = $captcha_code;
$image = imagecreate(150, 50);
$bg_color = imagecolorallocate($image, 255, 255, 255); // nền trắng
$text_color = imagecolorallocate($image, 0, 0, 0); // chữ đen
// Thêm nhiễu
for ($i = 0; $i < 500; $i++) {
$dot_color = imagecolorallocate($image, rand(100,255), rand(100,255), rand(100,255));
imagesetpixel($image, rand(0,150), rand(0,50), $dot_color);
}
imagestring($image, 5, 40, 15, $captcha_code, $text_color);
header("Content-type: image/png");
imagepng($image);
imagedestroy($image);
? >
Bước 2: Tạo form HTML
< form method="post" action="check.php" >
< p >Nhập mã CAPTCHA:< / p >
< img src="captcha.php" alt="CAPTCHA Image">< br >
< input type="text" name="captcha_input" >
< button type="submit" >Gửi< / button >
< / form >
Bước 3: Tạo file check.php để xử lý xác minh
< ? php
session_start();
if ($_POST["captcha_input"] == $_SESSION["captcha"]) {
echo "CAPTCHA đúng!";
} else {
echo "Sai mã CAPTCHA.";
}
? >
Có thể nói, sự có mặt của mã CAPTCHA sẽ giúp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công tự động, nâng cao chất lượng tương tác và bảo vệ người dùng. Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng được chú trọng, việc hiểu rõ và triển khai CAPTCHA một cách hiệu quả là điều mà bất kỳ quản trị viên website nào cũng nên cân nhắc.
Hy vọng bài viết của Bdsweb đã giúp bạn có thêm thông tin, kinh nghiệm hữu ích!
- CAPTCHA là gì? Vai trò của CAPTCHA và cách tạo mã CAPTCHA cho website
- Khám phá các module web phổ biến nhất khi xây dựng website
- Web 3.0 là gì? Những kiến thức quan trọng về web 3.0
- Khám phá microsite, phân biệt microsite và landing page chuẩn nhất
- Session là gì? Tầm quan trọng của session website
- RSS là gì? Cách tạo RSS feed cho web đơn giản nhất