Plugin - một thành phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế website bất động sản, nhất là khi thao tác trên nền tảng WordPress. Hiểu đúng vai trò, chọn đúng plugin phù hợp bạn sở hữu một trang web chuyên nghiệp với các tính năng hiện đại cùng sự vận hành mượt mà. Đặc biệt có plugin chúng ta không cần can thiệp sâu vào source code, dễ dàng quản trị web ngay cả khi không có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật.
Plugin là gì?
Theo Wikipedia thì plugin được định nghĩa như sau: “Trong kỹ thuật máy tính, plugin, trình cắm, hay phần bổ trợ là một bộ phần mềm hỗ trợ mà thêm những tính năng cụ thể cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn. Nếu được hỗ trợ, plugin cho phép tùy biến các chức năng của một ứng dụng.”
Như vậy có thể hiểu plugin là một phần mềm được thiết kế nhằm tăng cường tính năng của một chương trình hoặc nền tảng có sẵn. Các plugin tạo ra hoạt động như một tiện ích bổ sung, cho phép người dùng mở rộng và tùy chỉnh tính năng của hệ thống mà không cần thay đổi các tính năng cốt lõi. Plugin được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nền tảng quản trị nội dung như WordPress.
Vậy plugin WordPress là gì?
Plugin WordPress là các ứng dụng nhỏ được cài đặt trên website WordPress để thêm tính năng hoặc tinh chỉnh hoạt động của trang web. Plugin trên WordPress cho phép người tùy biến chức năng trang web mà không cần kiến thức lập trình (can thiệp vào thiết lập source code).
Có hàng nghìn plugin có sẵn trong kho plugin WordPress, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như SEO, bảo mật web, tối ưu hiệu suất, tăng tốc tải trang,… Sở dĩ, WordPress có số lượng lớn các plugin là vì nền tảng này đi theo nguyên tắc “Not to touch the WordPress Core“, tạo điều kiện để mọi người dùng đều có thể đóng góp phát triển nền tảng.
Về phân loại plugin được xếp thành 3 nhóm chính, với:
- Nhóm plugin bảo mật: tập trung vào chức năng bảo mật, bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.
- Nhóm plugin lưu trữ: là các loại plugin hỗ trợ backup data, giúp quá trình đăng tải bài viết, quản lý thông tin dễ dàng hơn.
- Nhóm plugin tối ưu: nhóm này khai thác các tính năng cải thiện chỉ số SEO (hình ảnh, từ khoá, bài viết,…) để trang trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm, cải thiện xếp hạng trên SERP.
Vai trò của plugin WordPress
Sự ra đời của Plugin WordPress đã góp phần tích cực vào vận hành, phát triển website trở nên chuyên nghiệp hơn, thuận tiện hơn với mọi người dùng. Plugin không chỉ giúp cải thiện và tối ưu hóa website mà nâng cao cơ hội chuyển đổi, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chiến dịch marketing online.
Vai trò, chức năng của plugin được xác lập như sau:
- Plugin giúp thêm các tính năng quan trọng như form liên hệ, trang bán hàng, … hoặc bất kỳ tính năng nào bạn đang cần để giúp website trở nên mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn.
- Rất nhiều plugin có khả năng tăng tốc tải trang, cải thiện hiệu suất website và tăng trải nghiệm người dùng. Điều này rất có ý nghĩa với những website có lưu lượng truy cập lớn mỗi ngày. Bởi nếu không tối ưu tốc độ load, người dùng rất dễ rời trang, khó đạt được tỷ lệ chuyển đổi bạn mong muốn.
- Plugin như Yoast SEO hoặc Rank Math giúp tối ưu hóa nội dung và kết cấu trang web cho tìm kiếm. Chúng thật sự cần thiết với website WordPress trong cuộc đua top SEO, giúp nhận được đánh giá tốt từ các công cụ tìm kiếm.
- Plugin như Wordfence và Sucuri giúp bảo vệ website khỏi tấn công mạng, cảnh báo trước các mã độc nguy hại. Đây là cơ sở cần thực hiện tốt để bạn đẩy mạnh các chiến lược quảng bá thương hiệu trên nền tảng online.
- Ngoài ra, plugin còn là công cụ đắc lực, hỗ trợ người dùng quản lý và tạo ra các giao diện web đẹp mắt, thân thiện hơn. Đơn cử như các plugin Elementor hoặc WPBakery có lượng tải về lớn, được cộng đồng người dùng phản hồi tích cực.
Cách cài đặt plugin trong WordPress
Cài đặt plugin trong WordPress rất đơn giản và có thể thực hiện với các cách khác nhau.
Cách 1: Cài đặt plugin từ thư viện có sẵn của WordPress
- Bước 1: Truy cập trang quản trị WordPress -> chọn mục Plugin -> Add New.
- Bước 2: Tìm plugin mong muốn trong kho plugin WordPress.
- Bước 3: Nhấn Install Now để cài đặt.
- Bước 4: Nhấn Activate để kích hoạt plugin.
- Bước 5: Tiến hành tùy chỉnh cài đặt plugin theo nhu cầu.
Cách 2: Cài đặt bằng cách tải plugin lên
Nếu không muốn sử dụng các plugin có sẵn trong thư viện WordPress khi thiết kế website bất động sản bạn có thể mua tại bất kỳ địa chỉ nào và tải về máy tính của mình. Tiếp đến làm theo các hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị WordPress.
- Bước 2: Chọn Plugin -> Add New -> Upload Plugin.
- Bước 3: Chọn file ZIP plugin muốn cài đặt trong máy tính của bạn, nhấn Install Now.
- Bước 4: Nhấp vào Active để kích hoạt plugin mới này.
Ngoài ra, bạn có thể cài đặt plugin thông qua FTP. Nhưng phương pháp này khá phức tạp và đòi hỏi phải có kỹ thuật quản trị hosting lẫn server. Nếu không có kinh nghiệm bạn nên nhờ đến các đơn vị uy tín để được hỗ trợ, tránh tự ý thực hiện dẫn đến phát sinh lỗi.
Top những WordPress plugin phổ biến nhất
Dưới đây là danh sách những plugin phổ biến nhất trên WordPress. Bạn có thể tham khảo tính năng plugin và chọn tải về loại phù hợp với mình.
- Yoast SEO: đây là công cụ đắc lực giúp tối ưu SEO cho web WordPress.
- Elementor: hỗ trợ tạo trang web bằng giao diện kéo thả đơn giản và tiện lợi.
- WooCommerce: xây dựng website thành cửa hàng trực tuyến với đầy đủ tính năng một shop online.
- WP Rocket: hỗ trợ tối ưu tốc độ tải trang.
- Wordfence Security: tăng cường bảo mật website.
- Contact Form 7: cung cấp tính năng tạo biểu mẫu liên hệ chuyên nghiệp.
- Akismet Anti-Spam: plugin có tính năng bỏ spam trong bình luận.
Plugin giúp mở rộng và tùy chỉnh chức năng hệ thống một cách nhanh chóng, tiện ích. Tuy nhiên không phải mọi plugin đều phù hợp với trang web của bạn và vẫn sẽ có những xung đột nhất định xảy ra khi cài plugin. Để tránh website bị load chậm, lỗi hệ thống hay xuất hiện lỗ hổng bảo mật, trước khi cài đặt plugin bạn nên chú ý đến những điểm sau:
- Cần xác định trạng thái và nhu cầu thật sự của website đang là gì, từ đó lựa chọn plugin hợp lý.
- Hãy dành thời gian tìm hiểu, đọc kỹ các phản hồi, xem lượt tải về để đánh giá về độ hiệu quả của plugin.
- Chỉ nên chọn plugin từ nguồn chính thức. Trường hợp tải plugin từ bên ngoài, hãy đảm bảo đó là từ nhà phát triển có uy tín và được cộng đồng đánh giá cao.
- Cần xem xét và đảm bảo plugin tương thích với phiên bản WordPress bạn đang sử dụng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về plugin, hiểu được cách thức hoạt động của plugin WordPress, cách cài đặt cũng như kinh nghiệm tải plugin chuẩn.
- Web 3.0 là gì? Những kiến thức quan trọng về web 3.0
- Khám phá microsite, phân biệt microsite và landing page chuẩn nhất
- Session là gì? Tầm quan trọng của session website
- RSS là gì? Cách tạo RSS feed cho web đơn giản nhất
- Tag là gì? Vai trò và cách dùng tag chuẩn nhất
- Plugin là gì? Vai trò của plugin