Bạn đang có nhu cầu thiết kế website bất động sản và bạn đang muốn tìm hiểu về server để vận hành, lưu trữ website của bạn. Bài viết dưới đây sẽ là đáp án cho bạn.
Server là một hệ thống, bao gồm cả phần mềm và phần cứng với năng lực lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn. Nhờ có server, các website, các ứng dụng hay trò chơi online mới có thể vận hành. Chúng giúp cho mọi người có thể truy cập thông tin, chia sẻ dữ liệu và sử dụng các dịch vụ trực tuyến khác nhau.
Tìm hiểu về máy chủ server
Server còn được gọi là máy chủ, có tính năng như một máy tính nhưng vượt trội hơn. Server lưu trữ dữ liệu, tốc độ xử lý hơn hẳn các dạng máy tính thông thường. Các máy chủ được tạo ra là nhằm phục vụ khách hàng – máy của người dùng internet.
Lấy ví dụ về hệ thống máy chủ server như sau:
Trong một hệ thống mạng nội bộ (Lan) có các máy tính cùng làm việc, dễ dàng chia sẻ dữ liệu với nhau thì sẽ có một máy giữ vai trò chủ lực, nắm đầu mối để lưu trữ và phân phối thông tin. Còn các máy thành viên thì chỉ việc truy cập, nhận tài nguyên từ máy chủ để sử dụng.
Hệ thống Facebook, Zalo cũng là những server lớn, đảm nhận việc xử lý thông tin và cung cấp các dịch vụ trên ứng dụng cho bạn.
Hoặc khi bạn gọi điện thoại, gửi tin nhắn SMS qua một nhà mạng bất kỳ, nhà mạng đó cũng là một hệ thống server riêng biệt có chức năng tìm kiếm và ra kết nối để khách hàng thực hiện liên lạc đến thuê bao mong muốn.
Vai trò của máy chủ server
Máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành internet và các mạng máy tính. Nếu không có server thì các sản phẩm online không thể nào đưa vào vận hành, phục vụ nhu cầu người dùng. Sự thật là dù bạn có thiết kế website bất động sản đẹp, chuyên nghiệp đến đâu nhưng không có hệ thống server lưu trữ thì website cũng chỉ là một bản demo, không thể nào tiếp cận được người dùng internet. Có thể nói, server cần thiết với cả doanh nghiệp (người cung cấp sản phẩm) và khách hàng (người dùng sản phẩm), với tổ chức bất kỳ và người dùng đơn lẻ.
Lưu trữ dữ liệu
Đây là chức năng hàng đầu và nổi bật của server. Khi có hệ thống server, doanh nghiệp sẽ:
- Lưu trữ các tập tin, dữ liệu, ứng dụng và trang web để người dùng có thể truy cập và sử dụng. Các dữ liệu rất đa dạng, với nội dung website, với hình ảnh, text, âm thanh, video, cơ sở dữ liệu,…
- Bảo mật được thông tin, cung cấp khả năng sẵn sàng truy cập cho người dùng.
Máy chủ đảm nhận vai trò lưu trữ, phân phối dữ liệu đến các máy thành viên trong hệ thống
Triển khai các dịch vụ mạng internet
Nhờ có máy chủ server, các dịch vụ thiết yếu của mạng internet sẽ được triển khai một cách ổn định, xuyên suốt:
- Chia sẻ kết nối internet qua một đường truyền duy nhất.
- Chia sẻ các định dạng khác nhau của tập tin dễ dàng.
- Lưu trữ, chuyển tiếp email cho các mục đích cá nhân và kinh doanh.
- In ấn tài liệu
Quản lý hệ thống mạng internet
- Quản lý tài khoản người dùng trong hệ thống mạng nội bộ nhất định: cấp quyền truy cập, bảo mật thông tin.
- Sớm phát hiện và xử lý các sự cố mạng để đảm bảo hoạt động các máy thành viên.
Vận hành các ứng dụng
- Các website, các ứng dụng di động chỉ hoạt động được khi có máy chủ server.
- Đảm bảo tính hiệu suất, khả năng mở rộng của ứng dụng và phục vụ tối đa mục tiêu kinh doanh.
Cung cấp dịch vụ đám mây
Dịch vụ đám mây (Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google Cloud Platform) cho phép người dùng truy cập và sử dụng các nguồn lực máy tính, lưu trữ mà không cần sở hữu hoặc quản lý cơ sở hạ tầng vật lý. Và để sử dụng được cơ sở này, chúng ta cần có máy chủ server phù hợp.
Cách thức hoạt động của máy chủ server
Server sẽ hoạt động theo mô hình Client – Server (Máy khách – Máy chủ). Trong đó, máy khách kết nối với máy chủ thông qua một giao thức IP (Internet Protocol).
Bước 1: Máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ thông qua mạng máy tính hoặc Internet. Các yêu cầu này bao gồm việc truy cập URL website, gửi email đi, tải tập tin, khởi động ứng dụng,…
Bước 2: Máy chủ nhận được yêu cầu từ máy khách và xác định loại yêu cầu.
Bước 3: Máy chủ tiến hành xử lý yêu cầu của máy khách bằng các hành động như truy cập cơ sở dữ liệu để lấy thông tin, chạy các ứng dụng, thực hiện các phép tính,…
Bước 4: Máy chủ trả lại kết quả cho máy khách.
Các loại máy chủ server phổ biến
Server sẽ có nhiều dạng thức khác nhau, đáp ứng những nhu cầu sử dụng, mở rộng đa dạng cho cá nhân và doanh nghiệp. Việc phân loại server sẽ được thực hiện theo nhiều tiêu chí, trong đó chúng ta có các loại server như sau:
Theo chức năng
Web Server: đảm nhận lưu trữ và cung cấp các trang web cho người dùng truy cập.
Database Server: ngoài chức năng lưu trữ còn phụ trách quản lý dữ liệu cho các ứng dụng.
Mail Server: là máy chủ cho các dịch vụ quản lý email. Điển hình phải kể đến Gmail, Yandex, Yahoo mail, Amazon mail service.
Proxy Server: máy chủ này có chức năng ẩn địa chỉ IP khi truy cập các trang web bị chặn hoặc để tăng tốc độ truy cập internet.
Virtual Server: là máy chủ ảo, có chức năng giả lập trên máy vật lý. Loại máy chủ này được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên máy tính.
Theo phương pháp xây dựng
Máy chủ riêng: còn được gọi là máy chủ vật lý, chạy trên phần cứng với các thiết bị hỗ trợ như HDD, RAM, Card mạng, CPU.... Theo đó, mọi công tác thay đổi, nâng cấp cấu hình server đều phải thực hiện trên máy vật lý này.
Máy chủ ảo: có tên thuật ngữ là Virtual Private Server, được tạo ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy vật lý, chúng ta có thể tách ra nhiều máy chủ ảo để đáp ứng các yêu cầu lưu trữ, truy xuất dữ liệu.
Máy chủ đám mây: chính là Cloud Server, một hình thức kết hợp máy chủ vật lý với hệ thống SAN (Storage Area Network). Máy chủ ảo sẽ giúp hệ thống của doanh nghiệp luôn ổn định dù lưu lượng truy cập tăng ồ ạt.
Máy chủ server cần thiết cho mọi hoạt động trên mạng internet, là điều kiện để các web hay ứng dụng vận hành. Tùy theo từng loại hình dịch vụ, mục đích phát triển mà sẽ có các loại server phù hợp. Để được tư vấn đầy đủ hơn về cách thức chọn server, hãy liên hệ ngay với Bdsweb, các chuyên gia sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn!