Tên miền là gì? Những thông tin về tên miền website bạn cần biết

Tên miền là gì, phân loại tên miền hay cách mua tên miền như thế nào sẽ được Bdsweb gửi đến bạn qua bài viết dưới đây. Những thông tin chuẩn xác nhất sẽ giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ, tổng quan hơn về tên miền để từ đó ứng dụng hiệu quả cho lĩnh vực mình đang kinh doanh.

TÊN MIỀN WEBSITE VÀ PHÂN LOẠI TÊN MIỀN

Tên miền là thành phần đầu tiên quan trọng của việc thiết kế website cho bất động sản. Cho lên  việc chọn lựa tên miền để định danh cho trang web là việc cần phải tiến hành trước tiên.

1. Tên miền là gì?

Có nhiều định nghĩa về tên miền với những thuật ngữ nhất định, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản thì tên miền chính là tên gọi của một trang web (domain name), là địa chỉ truy cập của website đó trên internet. Nó cũng giống như địa chỉ nhà của chúng ta, nghĩa là bạn phải có thông tin cố định để các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho người có nhu cầu tìm đến. Trong trường hợp này, tên miền giúp người dùng dễ dàng truy cập website bằng cách gõ tên miền vào trình duyệt web (web server) thay vì sử dụng địa chỉ IP phức tạp.
Với nhiều người, việc hiểu về tên miền sẽ dừng lại ở thông tin là địa chỉ truy cập trang web, tuy nhiên tên miền có những vai trò, chức năng quan trọng hơn. Trong đó, tên miền là yếu tố góp phần rất lớn để tăng nhận diện thương hiệu và tạo dựng uy tín cho website. Đặc biệt, nếu bạn triển khai SEO cho trang web thì việc chọn mua một tên miền phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tối ưu hóa SEO nữa đấy.

Tên miền là gì ?

2. Phân loại tên miền

Việc phân loại tên miền sẽ được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, với mỗi tiêu chí chúng ta sẽ có những nhóm nhất định.

Phân loại theo cấu trúc

Tên miền cấp cao nhất (Top-level domain - TLD): Là phần nằm sau dấu chấm trong tên miền, ví dụ như ".com", ".vn", ".edu".
Tên miền cấp 2 (Second-level domain): Là phần nằm trước dấu chấm trong tên miền, ví dụ như "google" trong "https://www.google.com/".

TLD là từ viết tắt của Top-level domain được định vị ở vị trí cao nhất trên hệ thống phân cấp tên miền của mạng internet. Các TLD này không tự phát mà được duy trì và cập nhật thường xuyên bởi Cơ quan Quản lý Số IANA. Hiện nay TLD trên hệ thống IANA đã lên đến con số hằng trăm, mang đến sự đa dạng cho người dùng trong việc lựa chọn tên miền phù hợp với mình.

Second-level domain viết tắt là SLD là phần để thể hiện tên website (tên thương hiệu), đảm nhận vai trò phân biệt các website khác nhau cùng sử dụng một tên miền cấp cao nhất.

Phân loại tên miền

Trong cấu trúc tên miền, chúng ta còn có một trường hợp khác là Subdomain – tên miền thứ cấp. Loại tên miền website này thường được các người quản trị tạo ra nhằm phân tách các dịch vụ hay sản phẩm để phục vụ cho việc quảng cáo, chăm sóc nội dung,...
Tên miền thứ cấp sẽ xuất hiện trước tên miền chính và được phân cách bằng dấu chấm. Chẳng hạn như shop.shopee.vn" là website dành cho các nhà bán hàng trên Shopee hay “vi.wikipedia.org" có thể là website Wikipedia chuyên trang tiếng Việt.

Phân loại theo mục đích sử dụng

Có 4 nhóm tên miền chính khi được phân theo mục đích sử dụng, bao gồm: tên miền thương mại (Commercial domain) dành cho hoạt động kinh doanh bán hàng; tên miền phi lợi nhuận (Non-profit domain); tên miền giáo dục Educational domain) dành cho các trường học, tổ chức giáo dục và tên miền chính phủ (Government domain) chỉ được các website, tổ chức nhà nước chính phủ sử dụng.
Tương ứng với mỗi nhóm này sẽ có phần TLD đặc trưng riêng. Dưới đây là thống kê các TLD phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • .com (Communication):  mang tính chất toàn cầu, ai cũng có thể dùng.
  • .biz (Business): trang thương mại.
  • .vn (Việt Nam): dành cho các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam.
  • .net (Network): được nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến website, internet lựa chọn.
  • .org (Organization): dành cho các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận.
  • .edu (Education): dành cho tổ chức, cơ quan giáo dục
  • .gov (Government): chuyên trang của tổ chức chính phủ.
  • .info (Information): thường dùng cho lĩnh vực cung cấp thông tin.
  • .name (Name): blog, website cá nhân có thể chọn dạng tên miền này.
  • .ws (Website): phổ biến ở người dùng cá nhân.
  • Ngoài ra còn có .post cho các dịch vụ bưu chính, .mil dành cho tổ chức quân sự.

Đăng ký tên miền

Phân loại theo vị trí địa lý

Tên miền quốc tế (International domain): Dành cho các website không giới hạn phạm vi quốc gia. 
Ví dụ: "https://www.google.com/".
Tên miền quốc gia (Country code top-level domain - ccTLD): Dành cho các website thuộc một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. 
Ví dụ: ".vn" dành cho Việt Nam, ".us" cho các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tại Hoa Kỳ.

CÁCH ĐĂNG KÝ MUA TÊN MIỀN ĐƠN GIẢN

Sau khi hiểu về tên miền website hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc mua tên miền ở đâu, cách mua tên miền như thế nào. Lưu ý rằng, việc chúng ta sử dụng tên miền sẽ được đăng ký thông qua một bên dịch vụ thứ 3. Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ tên miền có rất nhiều, nổi bật nhất phải kể đến Mắt Bão, PA Việt Nam, GoDaddy, Namecheap,...

Quy trình mua tên miền

Trước khi đăng ký với bất kỳ nhà cung cấp nào ngay cả khi bạn muốn mua tên miền giá rẻ, bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu về dịch vụ, so sánh bảng giá tên miền, các tính năng hỗ trợ,... để chọn được đơn vị tối ưu. Sau đó, quy trình mua tên miền thực hiện khá đơn giản như sau:

Bước 1. Kiểm tra tính khả dụng của tên miền

Ở mỗi đơn vị bán tên miền đều có công cụ tra cứu trực tuyến về tính khả dụng của miền bạn muốn mua. Việc tra cứu sẽ giúp chúng ta biết được tên miền đó đã có người sử dụng hay chưa, những gợi ý tên miền dành cho bạn.

Bước 2. Điền thông tin đăng ký

Bạn cần cung cấp các thông tin như tên, địa chỉ email, số điện thoại,... để đăng ký tên miền theo quy định của từng đơn vị dịch vụ.

Bước 3. Thanh toán chi phí

Giá cả của tên miền sẽ phụ thuộc vào loại tên miền, thời hạn đăng ký và nhà cung cấp dịch vụ.

Bước 4. Kích hoạt tên miền

Sau khi thanh toán thành công, bạn sẽ nhận được email hướng dẫn kích hoạt tên miền.
Bảng giá tên miền website không cố định ở tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ. Giá tên miền sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại tên miền (tên miền quốc tế thường rẻ hơn tên miền quốc gia .vn), thời hạn đăng ký và thậm chí là thương hiệu cung cấp dịch vụ. 
Dạo quanh thị trường, giá của tên miền.com, .net dao động từ 70.000 - 500.000 VNĐ/ năm, còn đuôi .vn thường ở mức 185.000 - 1.200.000 VNĐ/ năm. Tùy theo nhu cầu, điều kiện tài chính mà bạn có thể quyết định khả năng chi trả của mình.

Quy trình đăng ký tên miền đuôi .vn tại Mắt Bão

 

Kinh nghiệm chọn tên miền website

Trong bài viết này, Bdsweb - Thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp cũng muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để bạn chọn lựa tên miền chuẩn hơn, giúp quá trình SEO website nói chung hay SEO bất động sản nhanh lên top.
Những kinh nghiệm này gói gọn trong các gạch đầu dòng sau:

  • Hãy chọn tên miền ngắn gọn (tối đa 15 ký tự) và dễ nhớ để người dùng gõ tìm kiếm chính xác. Không nên dùng những ký tự đặc biệt để đặt tên miền.
  • Tên miền bạn chọn nên liên quan đến nội dung, chủ đề hoặc thương hiệu của trang web. Cách thức này sẽ giúp người dùng đoán được nội dung thông qua tên miền và đây cũng là cách nâng cao điểm chất lượng cho trang khi bạn SEO trên Google đấy.
  • Nếu có thể bạn hãy sử dụng từ khóa liên quan đến website trong tên miền vì đây cũng là một cách tối ưu thứ hạng trang trên các công cụ tìm kiếm.
  • Những tên miền có đuôi phổ biến như .com, .vn, .net sẽ dễ lên top tìm kiếm hơn.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành trang web bạn cũng cần gia hạn tên miền đúng thời gian yêu cầu để tránh mất quyền sở hữu nữa nhé.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về tên miền website. Bdsweb hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chọn được một tên miền phù hợp, khởi đầu thành công cho hoạt động kinh doanh của mình.

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá