VPS là gì? Những điều cần biết về VPS (máy chủ ảo)

VPS là cách viết tắt của thuật ngữ Virtual private server, mang ý nghĩa là máy chủ riêng ảo, hoạt động như một server. VPS cho phép người dùng khởi chạy website hay bất kỳ ứng dụng nào. So với máy chủ vật lý, VPS sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

VPS là gì?

VPS cũng là máy chủ nhưng là dạng máy chủ ảo. Chúng được tạo ra bằng cách chia server vật lý thành nhiều server ảo khác nhau. Đồng thời VPS sẽ hoạt động dưới dạng chia sẻ source từ server vật lý gốc. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung VPS là những máy tính con nằm trong máy chủ vật lý lớn và mỗi VPS có đầy đủ thông số kỹ thuật, có hệ điều hành với các hạng mục giống như máy chủ lớn.

VPS được tạo nên từ công nghệ ảo hóa, tách biệt tài nguyên riêng lên máy chủ giúp bạn quản lý hiệu quả hơn, cũng như phục vụ cho các mục đích nhất định, trong đó điển hình là phân tách để cho thuê VPS. 

VPS còn được nhiều chủ sở hữu website có lượng truy cập cao lựa chọn. Lưu ý, những trang web này thường có lượng người dùng vượt ngưỡng Shared hosting nhưng vẫn chưa đến mức dùng máy chủ chuyên biệt Dedicated hosting.

Hiện nay, VPS thường bị nhầm với Cloud VPS hosting. Mặc dù chúng đều cung cấp máy chủ ảo riêng tư (VPS) cho người dùng, nhưng Cloud VPS hosting dựa trên nền tảng điện toán đám mây còn VPS truyền thống lại dựa trên máy chủ vật lý.

VPS là gì ?

VPS được tạo ra bằng cách chia server vật lý thành nhiều server ảo khác nhau 

 

Những thuật ngữ liên quan đến máy chủ ảo VPS bạn cần biết

Khi tìm hiểu về VPS sẽ có những thuật ngữ quan trọng gắn liền với VPS. Dưới đây là những thông tin quan trọng nhất:

RAM

RAM đảm nhận lưu trữ dữ liệu và chương trình cần thiết cho hoạt động của máy chủ, chẳng hạn như hệ điều hành, ứng dụng web, cơ sở dữ liệu. RAM của máy chủ ảo VPS cũng hoạt động tương tự RAM trên máy tính nhưng  được thiết lập để vận hành trên môi trường ảo hóa. Nhờ có RAM mà máy chủ sẽ hoạt động ổn, đạt được hiệu suất tốt hơn. 


SWAP máy chủ ảo VPS

SWAP là một giải pháp "backup" hiệu quả cho trường hợp bộ nhớ RAM vật lý bị đầy. Cơ chế của SWAP rất đơn giản, khi RAM báo đầy thì hệ thống sẽ di chuyển các trang bộ nhớ không sử dụng thường xuyên sang SWAP để giải phóng dung lượng cho các tiến trình đang hoạt động.

 

Ổ cứng

Ổ cứng là không gian dùng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành, các file trực thuộc mã nguồn website. Ổ cứng có 2 loại chính là HDD và SSD.


CPU Core 

Đây là bộ xử lý trung tâm của server, đảm nhận vai trò xử lý các lệnh và dữ liệu cho máy chủ. Khi cung cấp máy chủ ảo VPS, các đơn vị cung cấp sẽ định sẵn các gói với chỉ số core theo từng hạng mức. CPU core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.


Băng thông 

Băng thông hay Bandwidth cho phép truyền tải dữ liệu qua mạng, chẳng hạn như tải xuống tệp, xem video trực tuyến, chơi game trực tuyến. Băng thông được đo bằng đơn vị bit trên giây (bps), với các mức như Mbps (Megabit trên giây), Gbps (Gigabit trên giây), Tbps (Terabit trên giây). Băng thông càng cao, tốc độ truy cập trang web sẽ càng nhanh và ngược lại.

 

Hệ điều hành

Vì VPS cũng là server nên sẽ cần hệ điều hành nhất định. Và hệ thống được dùng phổ biến cho VPS hiện nay là Windows và Linux. Windows được phát triển bởi tập đoàn Microsoft, cung cấp tính năng về điều hành, quản trị rộng rãi đối với cơ sở dữ liệu và mạng công ty. Hệ điều hành này trực quan, phù hợp với người mới bắt đầu sử dụng.
Linux cho phép các nhà phát triển tự do chỉnh sửa và bổ sung vì đây là một mã nguồn mở. Linux có tính bảo mật cao, ít bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại hơn so với Windows.

Các hệ điều hành dùng cho VPS

Các hệ điều hành dùng cho VPS

 

Ưu điểm của VPS

Có thể nói, VPS mang đến hiệu năng tốt hơn hẳn so với việc đặt server vật lý. Nhiều doanh nghiệp khi thiết kế website, nhất là thiết kế website bất động sản có xu hướng chọn VPS để thiết lập hosting cho trang của mình. VPS giúp bạn tiết kiệm hơn hẳn chi phí thuê server riêng, khả năng quản trị website và tối ưu về hệ thống.

Nếu so với dịch vụ lưu trữ website theo dạng chia sẻ, VPS mang lại sự ổn định và an toàn cho dữ liệu. Nổi bật hơn, khi bạn chọn dùng dịch vụ VPS bạn không phải lo ngại tài nguyên hệ thống của mình bị chiếm dụng. 

Trong trường hợp lưu lượng truy cập tăng cao, bạn có thể nâng cấp gói lưu trữ từ phía nhà cung cấp mà không cần thực hiện chuyển máy chủ hay dữ liệu. Khi đó, chúng ta đảm bảo được an toàn dữ liệu, tránh được các rủi ro đến hoạt động kinh doanh.

Ưu điểm của VPS so với hosting

 

 

Lưu ý khi thuê VPS 

Hiện nay không quá khó để bạn tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê VPS, tuy nhiên trong quá trình lựa chọn chúng ta nên tìm hiểu kỹ càng, tránh vội vàng dẫn đến máy chủ ảo không phù hợp với hoạt động website hay ứng dụng của mình.

Trước tiên bạn cần hiểu được sản phẩm của mình có các thông số kỹ thuật như thế nào và có một kế hoạch phát triển nhất định để ước lượng được khả năng tiêu hao dữ liệu server. Từ đó chọn thông số VPS hợp lý (dung lượng lưu trữ, băng thông, CPU) để tránh lãng phí hoặc không đáp ứng.

 Nên chọn sử dịch vụ của các nhà cung cấp uy tín để được đảm bảo chính sách giá tốt, bảo hành rõ ràng và hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng. Và một điểm không kém phần quan trọng chính là phải chuẩn bị nhân sự kỹ thuật với sự am hiểu, khả năng vận hành để quản lý VPS thật tốt. Trường hợp doanh nghiệp không có nguồn lực, bạn có thể chọn đơn vị có dịch vụ quản lý, hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ.

Trên đây là những thông tin về VPS, các yếu tố quan trọng cần lưu ý khi chọn VPS cho doanh nghiệp. Nếu cần thêm sự tư vấn từ chuyên gia cho các vướng mắc đang gặp phải, hãy liên hệ với Bdsweb qua hotline 081.6666.444 Bdsweb sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp, giúp sự chọn lựa của bạn chuẩn hơn.

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá