Meta description là gì? Bí quyết tối ưu meta description SEO

Meta description - một trong những tiêu chí thu hút lượt click vào trang web của bạn giữa vô vàn kết quả trên SERP. Vậy meta description là gì, vai trò của nó ra sao và cách thức thiết lập meta description như thế nào? Tất cả sẽ được gửi đến bạn qua bài viết dưới đây của Bdsweb – Công ty thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp.

meta description là gì

Meta description là gì?

Meta description là đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web bất kỳ và nó được hiển thị bên dưới dòng tiêu đề (meta title) trong kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google hay Bing.
Meta description cũng là một thẻ HTML được thiết lập và gửi đến công cụ tìm kiếm. Dựa trên đoạn thông tin này, trong quá trình thu thập dữ liệu các con bot google sẽ hiểu hơn về trang bạn cung cấp. Ngoài ra, nhờ có đoạn mô tả ngắn được hiển thị mà người duyệt web cũng sẽ đánh giá được chủ đề website, sự phù hợp bạn cung cấp so với mong đợi của họ. Có thể nói, người dùng quyết định click vào website hay không có đến hơn 90% phụ thuộc vào đoạn meta description này.

Cách hiển thị của thẻ meta description

Cách meta description thể hiện trên kết quả tìm kiếm (SERP)

 

Vai trò của thẻ meta description

Thẻ meta description giữ vai trò vô cùng quan trọng với website, với chủ web và SEOer. Yếu tố này tác động rất lớn đến CTR, đến thứ hạng từ khoá SEO và cả trải nghiệm người dùng.

Meta description giúp tăng tỷ lệ click vào website

Hãy đứng ở góc độ người dùng bình thường và xem xét vấn đề này cùng với Bdsweb nhé. Chẳng hạn, khi bạn muốn tìm kiếm về một chủ đề nào đó, chẳng hạn như SEO website bất động sản. Công cụ tìm kiếm Google sẽ hiển thị ra rất nhiều kết quả đến từ nhiều đơn vị, thương hiệu khác nhau. Theo thói quen, bạn sẽ đọc qua tiêu đề và đoạn mô tả web – description để biết trang web có thật sự cung cấp những thông tin bạn mong muốn hay không. Và nếu như trang nào có đoạn mô tả hấp dẫn, súc tích với các yếu tố mang tính kêu gọi cao thì sẽ thu hút click chuột vào website.
Điều này có nghĩa là đoạn meta description được viết tốt sẽ giúp bạn gia tăng lượng traffic, tăng tỷ lệ chuyển đổi sang khách hàng tiềm năng.

Meta description giúp cung cấp thông tin cho người dùng

Xu hướng, hành vi tìm kiếm của người dùng internet ngày càng hướng đến những thông tin nhanh chóng, kịp thời và ngắn gọn. Thay vì tốn nhiều thời gian tra cứu, thử tìm hiểu chi tiết họ sẽ ưu ái các trang web cung cấp đoạn mô tả đầu gần giống với nhu cầu của họ. Một meta description phản ánh đúng nội dung trang sẽ được đánh giá cao hơn.

Meta description giúp cải thiện thứ hạng SEO

Mặc dù thẻ description không phải là yếu tố quyết định trực tiếp đến thứ hạng từ khoá SEO nhưng nó lại có khả năng cải thiện điểm chất lượng, giúp website nhận được sự đánh giá tốt từ Google. Điều này thể hiện qua việc đoạn mô tả có chứa từ khoá tập trung, thể hiện đúng nội dung web và thu hút người dùng click vào (điểm CTR cao).

vai trò của meta description

 

Cách add meta description vào website

Để ad meta description vào website bạn có thể thực hiện qua 2 cách dưới đây:

Cách 1: Thiết lập trong mục SEO bài viết

Trong website WordPress bên dưới mỗi trang, mỗi bài viết sẽ có các mục thiết lập về title SEO, về meta description. Bạn kéo xuống dưới và thêm nội dung cho đoạn mô tả là được.

thêm meta description vào website

 

Cách 2: Sử dụng plugin Yoast SEO

Mở trình admin website WordPress lên, chọn vào Add New -> Yoast SEO.
Sau khi cài đặt thành công, bạn mở plugin lên và bắt đầu thêm nội dung vào thẻ meta description. Nhấn lưu lại các thiết lập này.

 

8 bí quyết tối ưu description SEO Google

Để thẻ meta description HTML phát huy sức mạnh, tăng điểm chất lượng cho website trong cuộc đua SEO, bạn cần tối ưu nó thật chuẩn. Chúng ta có nhiều lưu ý khác nhau khi thiết lập thẻ mô tả cho website, dưới đây là 8 bí quyết thú vị, giúp trang web hấp dẫn hơn với người dùng trên bảng kết quả tìm kiếm.

Bí quyết 1: Chú ý đến độ dài meta description tối đa 160 ký tự

Khá nhiều chủ web muốn đoạn description đầy đủ thông tin, chi tiết nhất có thể nên thường viết rất dài. Tuy nhiên, theo thuật toán của Google, đoạn description chỉ hiển thị đến tối đa 160 ký tự. Và điều này sẽ dẫn đến trường hợp khi vào SERP, kết quả của bạn bị ngắt đi và thay vào bằng dấu ba chấm. Vì vậy hãy gói gọn mô tả trang web trong khoảng 160 ký tự để người xem đọc được thông tin trọn vẹn, giúp website trở nên chuyên nghiệp với khách hàng.

Bí quyết 2: Xây dựng nội dung unique cho thẻ meta

Mỗi một trang, mỗi một bài viết nên có những thông tin khác nhau cho thẻ meta. Bạn không nên copy và sử dụng chung đoạn mô tả. Điều này không có lợi cho việc đánh giá của Google và người xem cũng khó để tham khảo thông tin.

Bí quyết 3: Kết hợp chặt chẽ với meta title

Một trong những cách tối ưu thẻ description trở nên hấp dẫn hơn với người đọc chính là kết hợp với thẻ meta title. Bạn biết đấy, hai yếu tố này liền cạnh nhau và description chính là đoạn diễn giải làm rõ cho title. Hãy viết mô tả liền mạch, đảm bảo sự phù hợp và thống nhất giữa chúng.

Bí quyết 4: Thêm từ khoá tập trung vào description

Khi đoạn mô tả có chứa từ khoá tập trung, lúc truy xuất kết quả tìm kiếm Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Yếu tố này vừa thu hút người xem vừa giúp bot Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.

Bí quyết 5: Phải chứa nội dung liên quan

Trang web hướng đến vấn đề gì, thể hiện luồng thông tin ra sao thì đoạn description nên tập trung vào đó. Nếu bạn viết hai phần này sai lệch nhau thì Google sau khi quét có thể xử phạt web của bạn. Ngoài ra, description hấp dẫn người dùng click vào nhưng họ nhận ra website không hề hữu ích thì tỷ lệ thoát trang cao. Đây là tín hiệu quan trọng khiến Google đánh giá điểm chất lượng web thấp đấy.

Bí quyết 6: Không dùng dấu ngoặc kép trong description

Vì khi hiển thị trên SERP, Google sẽ cắt bỏ những nội dung được thể hiện trong ngoặc kép.

Bí quyết 7: Viết description thu hút

Những yếu tố tạo nên sự thu hút cho description chính là thông tin thương hiệu nổi bật, thông tin ưu đãi - khuyến mại, thông số kỹ thuật quan trọng của sản phẩm, CTA,… Bạn hãy cân nhắc viết các điểm này thật súc tích, ấn tượng nhất.

Bí quyết 8: Có thể dùng Rich Snippets

Rich Snippets sẽ hiển thị các thông tin về đánh giá: xếp hạng website, review, giá cả, …. Đoạn thông tin này sẽ giúp web nổi bật hơn, có thêm yếu tố thuyết phục người dùng truy cập vào trang.

Meta description là một thẻ quan trọng trong tối ưu SEO, giúp nâng điểm CTR và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Đây là yếu tố cơ bản bạn cần thực hiện thật chuẩn trong các chiến dịch SEO website của mình để nhận được sự đánh giá tốt từ Google.

Hy vọng bài viết của Bdsweb đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích.

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá