Web cache là một công nghệ quan trọng, giúp tối ưu hóa hiệu suất web, tiết kiệm tài nguyên và cải thiện trải nghiệm người dùng. Việc hiểu, sử dụng hiệu quả web cache sẽ giúp trang web của bạn hoạt động tốt hơn, từ đó thu hút được người dùng và gia tăng chuyển đổi
Web cache là gì?
Web cache là một cơ chế lưu trữ tạm thời các tài nguyên web như HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh, video,... trên một hệ thống gần với người dùng hơn so với máy chủ. Khi người dùng truy cập một trang web, trình duyệt hoặc máy chủ proxy sẽ kiểm tra xem tài nguyên cần thiết có sẵn trong cache hay không. Nếu có, tài nguyên sẽ được tải từ cache thay vì phải tải lại từ máy chủ gốc, giúp giảm thời gian tải trang và giảm tải cho máy chủ.
Cơ chế hoạt động của cache được thiết lập thông qua thuật toán nhất định. Cụ thể là thuật toán Cache Algorithms với các cơ chế điển hình như sau:
- Least Frequently Used – LFU: thuật toán này sẽ tiến hành đếm và theo dõi tần suất truy cập của người dùng đối với các mục cụ thể. Sau đó, nó thống kê và xoá trước hết những mục có số lần truy cập thấp nhất.
- Least Recently Used – LRU: nghĩa là ít sử dụng gần đây nhất. Với thuật toán này, các mục dữ liệu sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời điểm truy cập. Trong trường hợp bộ nhớ lưu trữ cache đầy thì nó sẽ xoá các mục truy cập cách đây lâu nhất.
- Most Recently Used – MRU: thuật toán sẽ ưu tiên xoá các mục được sử dụng gần đây nhất.
Các loại web cache phổ biến
Có nhiều loại cache khác nhau, sở hữu những ưu điểm - hạn chế nhất định và mỗi loại trong chúng sẽ được dùng cho các tình huống nhất định, nhằm tối ưu hoá hiệu suất hệ thống. Dưới đây là các công nghệ - loại web cache phổ biến:
Cache trình duyệt - Browser Cache
Đây là loại cache phổ biến nhất, được tích hợp sẵn trong các trình duyệt web như Chrome, Firefox, Safari, Edge... Nhờ công nghệ này mà trình duyệt sẽ lưu trữ các tài nguyên web tải xuống trên ổ cứng máy người dùng. Trong trường hợp bạn truy cập lại website đó, trình duyệt sẽ đối chiếu với bộ nhớ cache và nhanh chóng hiển thị tài nguyên lưu trữ (trong trường hợp chúng vẫn còn hiệu lực).
Cache máy chủ proxy - Proxy Server Cache
Máy chủ proxy là một máy chủ trung gian nằm giữa người dùng và máy chủ gốc. Với công nghệ thiết lập cache, máy chủ proxy có thể lưu trữ các tài nguyên web được truy cập bởi nhiều người dùng, giúp giảm tải cho máy chủ gốc và tăng tốc độ truy cập web cho người dùng. Công nghệ cache này được ứng dụng rộng rãi trong các tổ chức lớn để tối ưu hóa hiệu suất mạng nội bộ.
Cache máy chủ - Server Cache
Máy chủ web cũng có thể lưu trữ cache để giữ lại các nội dung động đã được tạo sẵn, giúp tăng tốc độ phản hồi cho người dùng, đồng thời để giảm tải cho chính nó. Các công nghệ được triển khai phổ biến trên server như Varnish, Nginx FastCGI cache...
CDN Cache - Content Delivery Network Cache
CDN là mạng lưới các máy chủ phân tán trên toàn cầu. Việc tạo lập CDN cache sẽ tiến hành lưu trữ bản sao của nội dung trang web trên các máy chủ gần với người dùng nhất. Khi người dùng truy cập trang web, nội dung sẽ được tải từ máy chủ CDN, giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ tải trang.
Vai trò, lợi ích của Web cache
Trong thiết kế kế website bất động sản, việc áp dụng công nghệ web cache là rất cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải trang, giảm thiểu gánh nặng cho máy chủ và giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Lợi ích của công nghệ cache web được thể hiện như sau:
Tăng tốc độ tải trang
Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt sẽ lưu trữ các tài nguyên tĩnh như hình ảnh, CSS, JavaScript vào bộ nhớ cache. Lần sau khi bạn truy cập lại trang đó, trình duyệt sẽ tải các tài nguyên này từ cache thay vì tải lại từ máy chủ, giúp trang web hiển thị nhanh hơn đáng kể.
Giảm tải cho máy chủ
Mỗi khi có người dùng truy cập trang web, máy chủ sẽ phải xử lý và gửi lại toàn bộ tài nguyên. Với web cache, các bản sao truy cập đã được tạo lập sẵn, và khi có yêu cầu truy xuất thì máy chủ chỉ cần gửi tài nguyên một lần, các lần sau sẽ được tải từ cache, giúp giảm tải cho máy chủ và tăng khả năng phục vụ nhiều người dùng cùng lúc.
Giảm băng thông
Web cache giúp giảm lượng băng thông tiêu thụ bằng cách giảm số lượng dữ liệu phải tải xuống từ máy chủ gốc. Nhờ vậy website sẽ đảm bảo tốc độ load mượt mà, ổn định trong mọi trường hợp.
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Những trang web tải nhanh, nội dung chất lượng luôn đem lại trải nghiệm người dùng tốt. Nhờ vậy sẽ giữ chân họ ở lại lâu trên web, gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi đến hành động cuối.
Tăng hiệu suất SEO
Tốc độ tải trang luôn là một yếu tố quan trọng trong trong bộ tiêu chuẩn SEO website bất động sản. Công nghệ web cache sẽ giúp tăng tốc độ tải trang, từ đó cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Cách xóa cache trên mọi trình duyệt
Tại sao phải xóa cache hay xoá Google cache? Cache được tạo ra để tăng tốc độ truy cập trang web, nhưng nếu cache quá lớn hoặc chứa quá nhiều dữ liệu, nó có thể làm giảm tốc độ duyệt web. Đồng thời, trong rất nhiều trường hợp cache lưu trữ các phiên bản cũ, làm người dùng không thể tiếp cận được nội dung mới, cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi trên website. Chính vì vậy bạn nên có lịch định kỳ để xóa web cache.
Dưới đây là hướng dẫn xóa cache trên một số trình duyệt phổ biến:
Xóa cache trên Google Chrome
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Delete (trên máy tính Windows) hoặc Command + Shift + Delete (trên máy Mac).
Bước 2: Chọn khoảng thời gian bạn muốn xóa.
Bước 3: Đánh dấu tick vào ô “Cookie và dữ liệu trang web khác” và “Tệp và hình ảnh được lưu trong bộ nhớ cache”.
Bước 4: Nhấn nút “Xóa dữ liệu”.
Xóa cache trên Mozilla Firefox
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Delete (trên máy tính Windows) hoặc Command + Shift + Delete (đối với máy Mac).
Bước 2: Chọn khoảng thời gian bạn muốn xóa.
Bước 3: Đánh dấu vào ô “Cookie” và “Bộ nhớ đệm”.
Bước 4: Nhấn nút OK.
Xoá cache trên Safari
Bước 1: Vào menu Safari -> “Tùy chọn”.
Bước 2: Chọn tab “Nâng cao”.
Bước 3: Đánh dấu vào ô “Hiển thị menu Phát triển trên thanh menu”.
Bước 4: Vào menu “Phát triển” -> “Dọn sạch bộ nhớ đệm”.
Xoá cache trên Microsoft Edge
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Delete.
Bước 2: Chọn khoảng thời gian bạn muốn xóa.
Bước 3: Đánh dấu đồng thời vào ô “Cookie và dữ liệu trang web đã lưu trong bộ nhớ đệm” và “Tệp và dữ liệu được lưu trong bộ nhớ đệm”.
Bước 4: Nhấn nút Xóa ngay”.
Lưu ý: Việc xoá google view cache hoặc bất kỳ trình duyệt web nào chúng ta đều có thể áp dụng theo hướng dẫn trên. Nhưng với việc kiểm tra và xóa cache trên server thì cần có kiến thức nhất định về kỹ thuật để đọc hiểu, thao tác đúng. Trường hợp này bạn nên nhờ đến các đơn vị chuyên môn để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hệ thống.
Có thể nói web cache là một tính năng quan trọng, giúp việc tải trang nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc hiểu đúng về vai trò web cache cũng như ứng dụng vào thực tế trang web của bạn sẽ mang đến hiệu quả nhất định, tối ưu trải nghiệm người dùng khi duyệt web
- Web cache là gì? Vai trò của của web cache
- Những điều cần biết về WAF
- Giao diện website là gì? Nguyên tắc thiết kế giao diện website chuẩn đẹp
- Tìm hiểu về Website footer là gì? Bí quyết tạo footer chuẩn và nổi bật cho trang web
- Vai trò của sitebar đối với website
- Trình duyệt web và sự đa dạng của trình duyệt web