DNS là gì? Chức năng của DNS?

DNS - từ viết tắt của cụm thuật ngữ tiếng Anh Domain Name System, mang ý nghĩa là hệ thống phân giải tên miền. DNS thiên về kỹ thuật và có những vai trò quan trọng trong hoạt động internet. Đặc biệt, với những ai đang có ý định thiết kế website bất động sản nên tìm hiểu và nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống này.

 

DNS là gì?

DNS hiểu một cách đơn giản là hệ thống danh bạ các tên miền (domain) trong thế giới internet. Danh bạ này vô cùng lớn, có đến hàng chục triệu địa chỉ được lưu trữ. Các tài liệu nghiên cứu ghi nhận, DNS được phát minh vào năm 1984, có vai trò chuyển đổi tên miền gốc thành các dãy số IP mà các trình duyệt máy tính có thể hiểu được. Theo đó, mỗi tên miền sẽ được gán với một dãy IP nhất định.

Dãy IP này là những con số định danh theo một cấu trúc. Chẳng hạn, tên miền google.com) khi chuyển sang địa chỉ IP thì sẽ có dạng như 142.250.189.142. Nhờ có DNS mà các số IP đều có thể “phiên dịch" ra tên miền và ngược lại.

DNS là gì ?

 

Cách thức hoạt động của DNS như sau

  • Bước 1: Trên trình duyệt bất kỳ, bạn nhập tên miền (ví dụ: www.google.com) vào thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Bước 2: Trình duyệt của chúng ta sẽ không truy cập trực tiếp vào website này mà sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ DNS. Máy chủ DNS này được cấu hình sẵn trong cài đặt mạng của bạn.
  • Bước 3: Máy chủ DNS sẽ tiến hành tra cứu trong cơ sở dữ liệu của mình để tìm địa chỉ IP tương ứng với tên miền đã nhập. 
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất truy xuất, máy chủ DNS cung cấp địa chỉ IP, trình duyệt của bạn sẽ sử dụng địa chỉ đó và thực hiện kết nối với máy chủ web lưu trữ trang web bạn muốn truy cập.

Cách thức hoạt động của DNS

 

Chức năng của DNS là gì?

Trong thế giới internet, người dùng sẽ giao tiếp với nhau qua các địa chỉ tên miền, nhưng các thiết bị và trình duyệt thì lại nhận dạng thông qua IP. Cơ chế này có thể gây khó khăn cho người dùng thực tế. Chúng ta không thể nào nhớ hết được hệ thống dãy số lớn và chưa kể các con số chẳng thể nào hiệu quả cho hoạt động quảng bá thương hiệu hay thể hiện được tính thẩm mỹ. Lúc này vai trò của DNS được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

Mang vai trò là “người truyền đạt thông tin", DNS sẽ lưu trữ lại các bản ghi tên miền lẫn địa chỉ IP. Khi cần sử dụng, bạn chỉ việc gõ URL thì DNS sẽ ngay lập tức truy xuất để trả về kết quả tìm kiếm cho bạn. Quá trình xử lý nhanh chóng, mang đến sự tiện lợi hơn hẳn cho người dùng.

DNS có tính khả dụng cao vì cơ sở dữ liệu này được lưu trữ trên nhiều máy chủ, cập nhật liên tục bởi các máy chủ DNS trên toàn thế giới. Ngoài ra, độ tin cậy của DNS cũng được đánh giá rất tốt.

Bên cạnh những chức năng chính kể trên, hệ thống DNS còn được sử dụng để chuyển hướng lưu lượng truy cập từ tên miền này sang tên miền khác. Trường hợp muốn chặn truy cập vào trang web hay dịch vụ nhất định, DNS có thể đảm nhận vai trò này. Với khả năng phân phối lưu lượng giữa nhiều máy chủ web, DNS mang đến hiệu quả cân bằng tải ổn định.

 

Các thuật ngữ quan trọng trong hệ thống DNS

Trong hệ thống phân giải domain DNS sẽ có các phần khác cấu thành, và mỗi yếu tố đảm nhận những vai trò quan trọng khác nhau. Nếu bạn tìm hiểu về website, về domain và DNS, chúng ta sẽ có thể bắt gặp các thuật ngữ sau:

Bản ghi DNS: là bản ghi lưu trữ nhằm cung cấp thông tin chi tiết về cách quản lý và định hướng tên miền. Nhờ có các bản ghi DNS mà internet mới có thể xác định cách thức kết nối với các dịch vụ trực tuyến được liên kết với tên miền cụ thể.

Các bản ghi DNS

 

Bản ghi này có nhiều loại:

  • Bản ghi A - Address : là bản ghi đơn giản nhất, dùng trỏ địa website đến một địa chỉ IP cụ thể.
  • Bản ghi CNAME -Canonical Name : được dùng để tạo bí danh cho tên miền, chỉ hướng lưu lượng truy cập đến tên miền chính (canonical). Nếu bạn muốn tạo nhiều tên khác nhau cho tên miền chính thì phải tạo bản ghi này.
  • Bản ghi MX - Mail Exchanger : Xác định máy chủ email lưu trữ hộp thư đến cho tên miền, nói cách khác chính là trỏ domain cho mail server.
  • Bản ghi TXT : bản ghi này đảm nhận vai trò lưu trữ thông tin dạng văn bản về tên miền. TXT thường được sử dụng cho mục đích xác thực hoặc theo dõi.
  • Bản ghi NS - Name Server : Là máy chủ tên miền cao nhất trong hệ thống internet. Name server sẽ đóng vai trò lưu trữ các bản ghi DNS, thực hiện truy xuất và phân cấp tên miền tạp thành hệ thống kết nối chặt chẽ, làm việc với hiệu suất cao. 

hệ thống phân giải tên miền

Khi thiết kế website bất động sản thì việc trỏ tên miền về hosting là việc làm bắt buộc. Để trỏ tên miền về hosting bạn cần phải cấu hình bản ghi DNS trong trang quản lý tên miền. Ngoài ra bạn cũng có thể cấu hình bản ghì DNS để sử dụng dịch vụ email đuôi tên miền hay để xác thực chứng chỉ bảo mật SSL.

Nếu bạn muốn kiểm tra name server của website, bạn có thể truy cập vào hệ thống Whois và gõ tên URL web vào công cụ kiểm tra. Whois sẽ trả về kết quả chính xác, thể hiện cho bạn biết tổng các bản ghi name server đang sử dụng.

Name Server sẽ bao gồm Root Name Server và Local Name Server. Trong đó:

  • Root Name Server : Là máy chủ tên miền chứa các thông tin, có vai trò tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ (authority) cho các tên miền thuộc mức cao nhất (top-level-domain).
  • Local Name Server :  được dùng để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền cấp thấp hơn. Dịch vụ Local thường được duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs).

 

Một số lưu ý khi cấu hình dịch vụ DNS

Trước khi tiến hành cấu hình dịch vụ DNS, bạn phải hiểu được những ưu điểm - hạn chế của từng loại dịch vụ khác nhau, cũng như nắm được chức năng từng yếu tố trong hệ thống. Dịch vụ DNS sẽ có 2 loại, với Private DNS và Public DNS. 

  • Private DNS : cho phép triển khai các biện pháp bảo mật tùy chỉnh theo nhu cầu. Đồng thời, dịch vụ này được cho là có khả năng bảo vệ thông tin tốt hơn, ngăn chặn được các cuộc tấn công mạng. 
  • Public DNS : thường được cung cấp bởi các ông lớn như Google, Cloudflare, OpenDNS. Mang đến khả năng truy cập internet nhanh và ổn định. Tất nhiên, tính bảo mật sẽ không tối ưu như sử dụng dịch vụ private.

Bên cạnh đó, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín cũng rất cần thiết. Các đơn vị này sẽ đảm bảo các lợi ích cấu hình DNS mà tổ chức, doanh nghiệp đang mong muốn. Quan trọng hơn, bạn phải hiểu được sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với loại nào, từ đó các lựa chọn mới thật sự chuẩn xác.

Hy vọng bài viết trên đây của Bdsweb đã giúp bạn có thêm những kiến thức về DNS. Nếu cần thêm bất kỳ sự tư vấn nào từ chuyên gia, đừng ngại liên hệ với Bdsweb qua hotline 081.6666.444

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá