WAF - Web Application Firewall vốn là một ứng dụng có thiết kế thông minh dùng để kiểm soát tất cả luồng dữ liệu đi vào web, đảm bảo tuân thủ theo chính sách bảo mật. Nó sẽ tăng cường sự an toàn cho website, giúp web tránh khỏi các cuộc tấn công mạng đầy tinh vi.
WAF là gì?
WAF là từ viết tắt của thuật ngữ Web Application Firewall, là một hệ thống bảo mật giúp bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công từ hacker. WAF hoạt động như một lá chắn giữa máy chủ web và người dùng. Nó thiết lập một cơ chế lọc và giám sát lưu lượng truy cập HTTP/HTTPS để ngăn chặn các mối đe dọa.
Theo như định nghĩa trên, nhiều người sẽ nghĩ WAF cũng là một bức tường lửa mạng, nhưng WAF khác rất nhiều. Cụ thể, nếu như tường lửa mạng chỉ kiểm soát lưu lượng giữa các mạng, thì WAF lại tập trung vào việc bảo vệ các ứng dụng web khỏi các lỗ hổng bảo mật phổ biến như SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS), Cross-Site Request Forgery (CSRF). Ngoài ra, còn nhiều hình thức tấn công khác có thể được ngăn chặn tốt nhờ có WAF.
WAF là từ viết tắt của thuật ngữ Web Application Firewall
WAF hoạt động như thế nào?
WAF hoạt động thông qua cơ chế nhất định và bằng nhiều phương thức khác nhau. Chủ yếu nó sẽ tiến hành phân tích các yêu cầu HTTP/HTTPS đến và đi từ máy chủ web để xác định và chặn các hoạt động nguy hiểm.
Dưới đây là ba phương thức chính mà WAF có thể hoạt động:
Phương thức 1: Dựa trên một sách cho phép (Whitelist-Based WAF)
Với phương thức này, một danh sách những yêu cầu được gán nhãn hợp lệ được đưa vào hoạt động. Khi phát sinh lưu lượng truy cập, WAF chỉ cho phép những yêu cầu hợp lệ đã được xác định trước đi qua.
Phương thức này được đánh giá là phù hợp với các hệ thống có lưu lượng truy cập cố định và dễ kiểm soát. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn có thể gây ra tình trạng chặn nhầm nếu không được thiết lập đúng.
Phương thức 2: Dựa trên danh sách chặn (Blacklist-Based WAF)
Ngược lại với Whitelist-Based WAF, phương thức này chặn các yêu cầu có chứa các mẫu tấn công đã biết. Thông thường, danh sách này dựa vào cơ sở dữ liệu các cuộc tấn công mạng phổ biến để lọc lưu lượng độc hại. Trong trường hợp, hacker sử dụng kỹ thuật tấn công mới chưa có trong danh sách chặn thì WAF sẽ không còn hiệu quả.
Phương thức 3: Dựa trên phân tích hành vi (Behavior-Based WAF)
Behavior-Based WAF xây dựng mô hình về hành vi bình thường của ứng dụng web. Dữ liệu này được ghi nhận để tạo cơ sở đối chiếu. Tiếp đến, phương thức này sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) để phân tích, đối chiếu và đưa ra hành vi bất thường của người dùng. Cơ chế này giúp phát hiện các cuộc tấn công chưa được biết trước, cũng như giảm thiểu sai sót do các quy tắc cứng nhắc của whitelist và blacklist.
Mô tả cơ chế hoạt động tổng quan của WAF
Vai trò và lợi ích của WAF
WAF được xem là một công cụ bảo mật website quan trọng, giúp bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công mạng, tăng cường bảo mật cho dữ liệu doanh nghiệp.
WAF giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ứng dụng web
Các trang web và ứng dụng nhờ có WAF mà sẽ khỏi các cuộc tấn công phổ biến như:
- SQL Injection: là hình thức hacker chèn mã SQL vào đầu vào của người dùng để truy xuất hoặc thay đổi dữ liệu trái phép.
- Cross-Site Scripting (XSS): đây là hình thức tấn công mà bọn tin tặc nhúng mã JavaScript độc hại vào trang web để đánh cắp thông tin người dùng.
- Cross-Site Request Forgery (CSRF): hình thức tấn công này ép buộc người dùng thực hiện hành động không mong muốn trên trang web.
WAF có vai trò quan trọng trong việc tăng cường bảo mật website
WAF cải thiện hiệu suất, giúp ổn định hệ thống máy chủ
Phương thức lọc các yêu cầu không hợp lệ trước khi chúng đến backend của WAF đã giúp giảm tải cho máy chủ khá hiệu quả. Ngoài ra, một số phương thức Web Application Firewall khác còn có thể tối ưu hóa lưu lượng truy cập và giảm độ trễ khi xử lý dữ liệu.
Tăng cường bảo vệ dữ liệu nhạy cảm
Thông tin cá nhân, thông tin tài chính ngân hàng luôn là những mục tiêu nhắm vào của tin tặc. Nhờ có WAF trên website, các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu sẽ được ngăn chặn kịp thời, từ đó các yêu cầu bảo mật như PCI DSS, GDPR sẽ được đáp ứng đầy đủ. Chính vì vậy, WAF sẽ rất cần thiết với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề về tài chính.
Dễ dàng tích hợp và quản lý
WAF có thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau, như đám mây (Cloud-Based WAF), tại chỗ (On-Premise WAF) hoặc kết hợp cả hai (Hybrid WAF). Theo đánh giá chung, WAF hiện đại cung cấp giao diện quản lý thân thiện, các thao tác trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh chính sách bảo mật.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, WAF còn hỗ trợ doanh nghiệp tích cực trong quá trình vận hành, triển khai các chiến dịch marketing thương hiệu. Nhờ cơ chế bảo vệ hiệu quả của WAF, chi phí liên quan đến việc khắc phục hậu quả của các cuộc tấn công mạng sẽ được giảm thiểu, đồng thời độ tin cậy, niềm tin nơi người dùng cũng sẽ gia tăng đáng kể.
Sau khi hoàn thiện việc thiết kế website, nhất là thiết kế website bất động sản, bạn hãy tham vấn các đơn vị cung cấp hosting về các giải pháp bảo mật hiệu quả cho trang, lựa chọn thiết lập WAF phù hợp để website được củng cố, an toàn về mọi mặt. Có như vậy, quá trình vận hành web, triển khai các chiến dịch quảng cáo mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Những điều cần biết về WAF
- Giao diện website là gì? Nguyên tắc thiết kế giao diện website chuẩn đẹp
- Tìm hiểu về Website footer là gì? Bí quyết tạo footer chuẩn và nổi bật cho trang web
- Vai trò của sitebar đối với website
- Trình duyệt web và sự đa dạng của trình duyệt web
- Tìm hiểu về Thẻ Hreflang? Cách thêm thẻ hreflang cho website