Tìm hiểu API web, những lưu ý khi kết nối API

API là gì? Cách thức hoạt động của web API ra sao? Cách sử dụng API thế nào? Những thông tin có phần chuyên về kỹ thuật này sẽ được Bdsweb tổng hợp và gửi đến bạn qua bài viết dưới đây. Các khái niệm hay thuật ngữ sẽ được trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn nắm được bản chất của API.

API là gì?

Tìm hiểu về thiết kế website bất động sản, ắt hẳn bạn sẽ nghe nhắc đến API, web API hay kết nối API. Trong giai đoạn công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, API giữ một vai trò quan trọng đối với việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật số của nhiều doanh nghiệp. Nhờ có API mà các ứng dụng hay dịch vụ được kết nối nhanh chóng với nhau, cho phép trao đổi dữ liệu hay chức năng thật dễ dàng.

API là gì ?

 

Vậy API là gì? API là cách viết tắt của thuật ngữ Application Programming Interface, có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng, vốn là một không gian hỗ trợ việc tương tác giữa hai ứng dụng mà không cần đến sự hỗ trợ nào từ phía user. Diễn giải đơn giản hơn, bạn có thể hình dung thông qua ví dụ trực quan sau:

  • Khi bạn truy cập vào một website bất kỳ và trang này có tính năng đăng nhập bằng Facebook. Lúc này website có thể sử dụng API của Facebook để thực hiện xác minh các thông tin login của bạn. 
  • Phần mềm của các cơ quan thời tiết sẽ có chứa hệ thống dữ liệu về thời tiết hằng ngày, nếu ứng dụng thời tiết trên smartphone của bạn có kết nối API với dữ liệu của các cơ quan này thì bạn sẽ được cập nhật liên tục các thông tin về dự báo thời tiết ngay trên thiết bị di động.
  • Thông qua giao thức API, một ứng dụng du lịch (điển hình như Traveloka) có thể kết nối và trao đổi dữ liệu với các website khách sạn. Từ đó giúp du khách tìm kiếm được loại phòng với mức giá theo đúng nhu cầu, tại những địa điểm (location) khác nhau.
  • Khi  thiết kế website bất động sản, nhà phát triển web có thể ứng dụng API thông qua việc nhúng Google Map vào trang. Từ đó giúp người dùng định vị được địa chỉ công ty, doanh nghiệp hay dự án.

API mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình phải kể đến:

  • Khả năng tiết kiệm thời gian và công sức: vì nhờ có API các nhà phát triển web hay app có thể tái sử dụng các mã có sẵn chứ không cần lập trình lại từ đầu. Thay vào đó, các nhà phát triển có thêm thời gian để triển khai các ý tưởng mới mẻ, mang tính sáng tạo và đột phá hơn.
  • Tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin: API đóng vai trò kết nối và trả dữ liệu giữa các bên nhanh chóng, giúp hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.
  • Khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghệ: sự có mặt của API sẽ khơi gợi hứng thú và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển các ứng dụng mang tính mới mẻ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng các trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng mạnh mẽ hơn: khi API cải thiện trải nghiệm khách hàng sẽ mang đến cho người dùng sự tiện nghi hơn hẳn. Đây là cơ hội để bạn chốt sale thành công, thu về doanh số như kỳ vọng.

Vai trò quan trọng của web api

 

Web API là gì?

Web API thực tế cũng là một loại API được sử dụng cho các ứng dụng web. Web API cho phép các ứng dụng khác nhau giao tiếp và trao đổi dữ liệu qua lại với nhau, thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS và trả về dữ liệu ở dạng JSON hoặc XML.

web api

 

Các bước hoạt động (call API) của Web API

  • Bước 1: Khi các ứng dụng khách gửi yêu cầu đến máy chủ web (thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS), máy chủ sẽ tiến hành xử lý yêu cầu, thực hiện các hành động thích hợp tương ứng. Lưu ý: Quá trình gửi này sẽ bao gồm cả mã API, vốn là một chuỗi ký tự được sử dụng để xác thực danh tính của ứng dụng khi truy cập API. Nó đóng vai trò như một "mật khẩu" cho phép ứng dụng của bạn kết nối với API và sử dụng các chức năng của nó.
  • Bước 2: Máy chủ web sẽ trả về phản hồi cho ứng dụng khách. Dữ liệu này thường được trả về ở dạng JSON hoặc XML.
  • Bước 3: Tiếp đến sẽ là bước ứng dụng khách xử lý phản hồi từ máy chủ web. Kết quả cuối cùng có thể là hiển thị dữ liệu cho người dùng hoặc thực hiện các hành động khác. Trường hợp yêu cầu không thành công, ứng dụng khách có thể hiển thị thông báo lỗi cho người dùng.

Các ứng dụng web và di động thường sử dụng call API để giao tiếp với các dịch vụ trực tuyến, đồng thời cung cấp các tính năng phong phú cho người dùng. 

Cách thức hoạt động của api

 

Phân loại API WEB

  • API SOAP: Kiểu API này sử dụng giao thức truy cập đối tượng đơn giản, chỉ cần máy chủ và ứng dụng khách trao đổi thông điệp XML. Loại này được dùng phổ biến trong thời gian trước đây, hiện nay do tính linh hoạt kém nên không còn được chuộng sử dụng.
  • API RPC: là lệnh gọi thủ tục từ xa, ứng dụng khách sẽ thực hiện một thủ tục nhất định trên máy chủ, sau đó máy chủ trả kết quả về ứng dụng khách.
  • API Websocket: sử dụng các đối tượng JSON để chuyển dữ liệu. API WebSocket hỗ trợ hoạt động giao tiếp hai chiều giữa ứng dụng máy khách và máy chủ.
  • API REST: sử dụng các phương thức HTTP và định dạng dữ liệu phổ biến, giúp cho các nhà phát triển dễ dàng hiểu và sử dụng.

Một số lưu ý khi kết nối API

Để API phát huy vai trò và lợi ích một cách tốt nhất, trong quá trình gọi API cần phải lựa chọn API phù hợp nhu cầu và mục đích sử dụng. Tiếp đến cần nhận mã truy cập hợp lệ từ nhà cung cấp API. Xác định chính xác URL endpoint của API mà bạn muốn truy cập. Quan trọng hơn, bạn cần viết mã call API đúng cách để đảm bảo phương thức HTTP, header, body,... gửi ra chuẩn.
Nhận định chung,  call API là một thao tác kỹ thuật quan trọng, đòi hỏi sự am hiểu chuyên môn và kinh nghiệm xử lý thực tế nhất định. Có như vậy mới đảm bảo tạo ra các ứng dụng chất lượng cao, có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, hỗ trợ tích cực cho hoạt kinh doanh, quảng bá thương hiệu.
Để được tư vấn chi tiết hơn về kết nối API, mời bạn liên hệ với Bdsweb theo hotline: 081.6666.444 .Địa chỉ: 285 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh Các chuyên gia sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn!

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá