Trong quá trình thiết kế website, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số website lại nhanh chóng được Google index và xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm? Bí quyết nằm ở đâu? Đó chính là sitemap - Bản đồ dẫn đường giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc website, từ đó dẫn đường cho Google đến những nội dung giá trị trên website của bạn. Trong bài viết này, Bdsweb sẽ hướng dẫn bạn cách tự tạo sitemap một cách đơn giản và hiệu quả.
Sitemap là gì? Tại sao cần tạo sitemap cho website?
Sitemap, hay tiếng Việt còn gọi sơ đồ trang web được tổ chức theo dạng phân cấp hoặc theo danh sách logic. Giúp cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc và nội dung của trang web cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo.
Vì vậy, ta có thể hiểu rằng sitemap như một “bản đồ chỉ đường”, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc sơ đồ website và tìm thấy các trang bên trong một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thông thường, sitemap thường được lưu trữ dưới định dạng XML nhằm tối ưu hóa việc tương tác với các công cụ tìm kiếm. Bằng cách tạo và duy trì một sitemap chính xác trong quá trình xây dựng website, chủ sở hữu trang web có thể đảm bảo rằng mọi nội dung quan trọng trên trang web của mình đều được các công cụ tìm kiếm nhận diện và ưu tiên lập chỉ mục.
Phân loại sitemap cho website
Sitemap đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện khả năng lập chỉ mục và trải nghiệm người dùng trên website. Có nhiều loại sitemap khác nhau, mỗi loại phục vụ cho một mục đích riêng. Nhưng phổ biến nhất là HTML Sitemap và Sitemap XML.
HTML Sitemap
HTML Sitemap là sơ đồ trang web tạo bằng mã HTML, được thiết kế chủ yếu dành cho người dùng truy cập website. Nó liệt kê các liên kết đến các trang chính, trang con và các nội dung quan trọng khác, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần. HTML Sitemap thường được đặt tại phần chân trang hoặc trên một trang riêng biệt để tiện lợi cho việc truy cập.
HTML Sitemap (dành cho người dùng) và XML Sitemap (dành cho công cụ tìm kiếm).
XML Sitemap
XML Sitemap là một tệp tin định dạng XML chứa thông tin về cấu trúc và nội dung của website, được thiết kế dành riêng cho bot của các công cụ tìm kiếm. Một XML sitemap cung cấp các thông tin bao gồm URL của các trang, lần cập nhật gần nhất, tần suất cập nhật, và mức độ quan trọng của các trang. Giúp công cụ tìm kiếm crawl dữ liệu một cách hiệu quả hơn, từ đó sitemap SEO cải thiện khả năng lập chỉ mục và xếp hạng trang web.
Các loại sitemap khác
Ngoài HTML và XML, còn có các loại sitemap khác phục vụ cho các mục đích đặc biệt:
- Sitemap Index: Tập hợp các sitemap được liên kết và thường được sử dụng trong tệp robots.txt.
- Sitemap-category.xml: Liệt kê cấu trúc danh mục trên website.
- Sitemap-products.xml: Bao gồm các liên kết chi tiết về sản phẩm trên trang.
- Sitemap-articles.xml: Tập hợp các URL bài viết trên website.
- Sitemap-tags.xml: Liệt kê các thẻ trên website.
- Sitemap-video.xml: Chuyên dùng cho video trên các trang web.
- Sitemap-image.xml: Dành cho các liên kết hình ảnh.
Việc sử dụng đúng loại sitemap không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho website
Tạo Sitemap XML
Với Sitemap XML, sẽ chia thành 2 loại cho website WordPress và các website còn lại.
Cách tạo sitemap XML cho website WordPress
Sử dụng Yoast SEO plugin
- Bước 1: Truy cập kho plugin của WordPress, cài đặt và kích hoạt plugin.
- Bước 2: Trên màn hình Dashboard → Chọn Yoast SEO trên thành hiển thị bên trái.
- Bước 3: Chọn tab thiết liệp → Cuộn trang đến mục “APIs” và tích Enable feature vào mục “Sơ đồ trang XML”.
- Bước 4: Để kiểm tra các sitemap đã tạo, bạn chỉ cần một cú click vào ô “View the XML sitemap”.
Sử dụng Yoast SEO plugin để tạo sitemap cho website.
Sử dụng XML Sitemap Generator for Google plugin
Bước 1: Tương tự như Yoast SEO, bạn chỉ cần vào kho plugin và tải XML Sitemap Generator for Google về rồi tiến hành kích hoạt.
Bước 2: Trên trang Dashboard, chọn tab cài đặt → chọn XML-Sitemap và tiến hành thiết lập sitemap cho website:
- Sitemap Content: Nội dung nào sẽ được đưa vào bản đồ trang web.
- Excluded items: Loại bỏ các mục khỏi Sitemap.
- Priorities: Đánh dấu mức độ quan trọng của từng trang để các công cụ tìm kiếm ưu tiên thu thập dữ liệu.
- Change Frequencies: Chỉ định cho các công cụ tìm kiếm biết tần suất nội dung trên trang được cập nhật.
Bước 3: Sau khi thiết lập xong, bạn chọn “Update options”.
Sử dụng công cụ Online XML-Sitemaps.com
XML-Sitemaps.com là một công cụ trực tuyến miễn phí và dễ sử dụng, giúp bạn tạo file XML cho website sitemap của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Bước 1: Mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ http://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2: Tại giao diện chính, bạn nhập URL website của mình và nhấn nút Start.
Bước 3: Sau khi quá trình tạo Sitemap hoàn tất, nhấn chọn View Sitemap Details, bạn sẽ được cung cấp một liên kết để tải về file Sitemap.xml.
Bước 4: Tải file Sitemap vừa tải về lên Hosting website của bạn.
Sử dụng XML Sitemap Generator for Google plugin để tạo sitemap cho website.
Tạo Sitemap HTML
Để tạo sitemap HTML, Bdsweb giới thiệu đến bạn 2 cách sau:
Sử dụng Plugin (Dành cho WordPress)
Đối với các trang web sử dụng WordPress, Một trong số những plugin được Bdsweb đề xuất là Simple Sitemap. Với giao diện thân thiện, Simple Sitemap cho phép bạn tạo Sitemap trực tiếp thông qua trình soạn thảo mặc định, giúp quá trình này trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ vậy, ngay cả những người dùng không có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật cũng có thể tạo ra một Sitemap chuyên nghiệp và đầy đủ cho website của mình.
Tạo sitemap tự động
Khi thiết kế website bất động sản tại bdsweb, chúng tôi sẽ tạo sitemap tự động cho bạn. Khi người quản trị web thay đổi bất cứ nội dung gì thì hệ thống sẽ tự động cập nhật vào sitemap theo thời gian thực. Qua đó sẽ giúp google index bài viết nhanh hơn.
Cách khai báo Sitemap đã tạo với Google
Khai báo Sitemap là một bước quan trọng sau khi bạn đã tạo sitemap cho website của mình. Sau đây, Bdsweb sẽ hướng dẫn bạn từng bước khai báo sitemap với Google Search Console:
- Bước 1: Truy cập Google Search Console được liên kết với website của bạn.
- Bước 2: Chọn mục Sitemap (Sơ đồ trang web) ở menu bên trái.
- Bước 3: Trong mục Add a new sitemap (Thêm sơ đồ trang web mới), nhập URL của file Sitemap của bạn. Nhấp vào nút "Submit".
- Bước 4: Sau khi gửi Sitemap, Google sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả.
Nếu không có lỗi, bạn sẽ thấy trạng thái "Success" (Thành công).
Nếu có lỗi, Google sẽ hiển thị thông báo chi tiết về lỗi để bạn có thể khắc phục.
Khai báo sitemap bằng Google Search Console.
Một số lưu ý khi tạo và sử dụng Sitemap
Để đảm bảo sitemap hoạt động hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Giới hạn kích thước file sitemap không quá 50MB và không chứa nhiều hơn 50.000 URL. Nếu sơ đồ trang web của bạn quá lớn, hãy chia thành các file sitemap nhỏ hơn để tránh quá tải máy chủ.
- Nếu có nhiều file Sitemap, bạn cần tạo một file Sitemap để liệt kê tất cả các file con.
- URL trong Sitemap phải trùng khớp với URL website. Tránh sử dụng ID trong URL.
- Sitemap phải được mã hóa theo chuẩn UTF-8 để đảm bảo khả năng tương thích với các máy chủ.
Với những thông tin trên, Bdsweb hy vọng bạn đã nắm được một số kiến thức cơ bản về Sitemap và cách tạo Sitemap cho website của mình. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay để website của bạn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thiết kế web, hãy liên hệ ngay với Bdsweb - Đơn vị thiết kế website bất động sản uy tín để được hỗ trợ toàn diện và nhanh nhất có thể.