RSS được ví von là một “Cổng thông tin”, nó tự động cập nhật nội dung yêu thích trên một website nhất định. Với RSS, người dùng không còn phải truy cập thủ công như cách thông thường để kiểm tra các nội dung mới, bởi tất cả đã được theo dõi thông qua các ứng dụng đọc tin tức (RSS reader). Trên trình đọc RSS, nội dung hiển thị dưới dạng danh sách bài viết gồm tiêu đề, mô tả ngắn, thời gian xuất bản và liên kết trực tiếp đến bài viết gốc.
RSS là gì?
RSS là từ viết tắt của thuật ngữ Really Simple Syndication - một định dạng dữ liệu giúp người dùng nhận thông tin cập nhật nội dung mới từ các trang web mà không cần truy cập trực tiếp vào chúng. RSS hoạt động như một nguồn cấp dữ liệu (RSS feed), cho phép người dùng và ứng dụng đọc tin tức theo dõi nhiều nguồn thông tin cùng một lúc. Thao tác này thực hiện thông qua tiện ích bổ sung là RSS reader mà bạn có thể cài đặt ngay trên trình duyệt.
Đặc điểm chính của RSS:
- Cung cấp nội dung dưới dạng XML, giúp dễ dàng tích hợp với nhiều nền tảng.
- Tự động cập nhật khi trang web có nội dung mới.
- Hỗ trợ quản lý tin tức từ nhiều nguồn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
RSS feed hoạt động như thế nào?
RSS feed hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cấp thông tin dưới dạng một tệp XML, trong đó chứa các mục nội dung mới nhất từ một trang web. Các bước hoạt động cơ bản như sau:
Bước 1: Trang web tạo RSS feed
Chủ sở hữu website cần tạo một tệp XML theo chuẩn RSS và cập nhật nó mỗi khi có nội dung mới.
Bước 2: RSS Reader thu thập dữ liệu
Người dùng sử dụng các phần mềm đọc RSS như Feedly, Inoreader hoặc tích hợp RSS vào trình duyệt để theo dõi nội dung mà họ yêu thích.
Bước 3: RSS cập nhật nội dung mới
Khi có bài viết mới, RSS feed tự động hiển thị trên trình đọc RSS của người dùng.
Bước 4: Người dùng tiếp cận nội dung
Thông qua liên kết trong RSS feed, người dùng có thể đọc tiêu đề, mô tả ngắn hoặc truy cập toàn bộ bài viết để nắm bắt các thông quan trọng về nội dung mới này.
RSS có vai trò và công dụng như thế nào?
RSS đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng, giúp người dùng tiếp cận nội dung một cách hiệu quả và tối ưu hóa việc phân phối nội dung cho các nhà xuất bản. Ở đây, chúng ta có thể thấy được vai trò của RSS network với từng nhóm đối tượng như sau:
Đối với người dùng
- Những người quan tâm đến website, sau khi sử dụng RSS feed sẽ không cần truy cập từng trang web bởi RSS đã thay họ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn vào một nơi. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian tối đa.
- Có một điểm nổi bật là RSS chỉ hiển thị nội dung thuần túy, không kèm quảng cáo hoặc các yếu tố gây phiền nhiễu. Nhờ đó nó mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
- RSS cập nhật ngay khi có bài viết mới, giúp người dùng không bỏ lỡ thông tin quan trọng. Đây cũng là một trong những ưu điểm của RSS được đánh giá cao.
Đối với nhà xuất bản nội dung/ chủ website/ doanh nghiệp
- Thông qua thiết lập RSS, người theo dõi RSS có xu hướng quay lại trang web thường xuyên, tăng được lượng độc giả trung thành cho trang của bạn.
- Các bài viết được phân phối qua RSS có thể được lập chỉ mục nhanh hơn trên công cụ tìm kiếm. Và bạn biết đấy, đây là một tín hiệu SEO tích cực giúp trang của bạn tăng được khả năng xếp hạng trên SERP.
- RSS có thể dùng để tự động đăng nội dung lên mạng xã hội hoặc gửi email, hoặc dễ dàng tích hợp trên các nền tảng khác nhau. Tính năng tự đồng bộ của RSS feed hỗ trợ tăng số lượng backlink website lên rất nhiều.
- RSS giúp nội dung dễ dàng tiếp cận với nhiều nhóm người dùng hơn, kể cả qua các công cụ tổng hợp tin tức và trình đọc RSS chuyên dụng.
- Ngoài ra, các nhà xuất bản có thể sử dụng RSS để tự động hóa việc đăng tải thông tin, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Cách tạo RSS feed cho website
Tạo RSS feed không quá phức tạp và có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nền tảng website.
Trên WordPress
Nếu bạn sử dụng WordPress, RSS feed được tạo sẵn tự động (tích hợp sẵn RSS feed cho bài viết, danh mục, thẻ và tác giả) Để sử dụng Widget RSS này, bạn thao tác như sau:
- Truy cập Giao diện => Widget, thêm tiện ích RSS để hiển thị nguồn cấp dữ liệu từ trang web khác.
- Hoặc nếu muốn sử dụng Plugin hỗ trợ RSS, có thể tham khảo 2 loại như:
- WP RSS Aggregator: Tích hợp và hiển thị nhiều RSS feed trên trang.
- Feedzy RSS Feeds: Tự động hiển thị bài viết từ nguồn RSS lên trang web.
Tạo RSS Feed thủ công bằng XML
Nếu bạn muốn tạo một RSS feed tùy chỉnh, bạn có thể viết một tệp XML theo định dạng RSS 2.0, bao gồm các thành tố:
- rss: Thẻ gốc của tài liệu, chứa thuộc tính version.
- channel: Chứa thông tin tổng quát về nguồn cấp dữ liệu như tiêu đề, liên kết, mô tả.
- item: Mỗi bài viết mới là một phần tử item, bao gồm tiêu đề, đường dẫn, mô tả và ngày xuất bản.
Mẫu ví dụ như sau:
< rss version="2.0" >
< channel >
< title >Tiêu đề Website< / title >
< link >https://example.com< / link >
< description >Mô tả trang web< / description >
< item >
< title >Bài viết mới nhất
< link >https://example.com/bai-viet-moi< / link >
< description >Mô tả ngắn gọn về bài viết
< pubDate >Mon, 01 Apr 2024 12:00:00 GMT < / pubDate >
< /item >
< /channel >
< /rss >
Lưu tệp này dưới dạng rss.xml và đặt nó lên máy chủ của bạn. Để kiểm tra tính hợp lệ, bạn có thể truy cập đường dẫn https://example.com/rss.xml trên trình duyệt để xem nội dung.
Ngoài ra, nếu không có nhiều kinh nghiệm hoặc tự tin tạo RSS feed, bạn có thể sử dụng các dịch vụ bên thứ 3 như FeedBurner, RSS.app, FetchRSS,… Các công cụ này sẽ tự động hóa việc tạo RSS feed từ các nền tảng khác nhau.
Có thể nói, RSS là một công cụ tổng hợp thông tin mạnh mẽ, giúp người dùng dễ dàng theo dõi nội dung từ nhiều nguồn mà không cần kiểm tra từng trang web riêng lẻ. Nó hỗ trợ trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời giúp các trang web tăng lượng truy cập và tối ưu hóa nội dung hiệu quả.
Việc tạo RSS feed cho website không khó và có thể thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn. Nếu cần thêm sự tư vấn từ chuyên gia, đừng ngại gọi cho Bdsweb – Công ty thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp qua hotline 081.6666.444. bạn nhé!
Địa chỉ: 285 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
- Web 3.0 là gì? Những kiến thức quan trọng về web 3.0
- Khám phá microsite, phân biệt microsite và landing page chuẩn nhất
- Session là gì? Tầm quan trọng của session website
- RSS là gì? Cách tạo RSS feed cho web đơn giản nhất
- Tag là gì? Vai trò và cách dùng tag chuẩn nhất
- Plugin là gì? Vai trò của plugin