Tìm hiểu về Google Analytics và cách dùng Google Analytics hiệu quả

Google Analytics là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google. Nếu biết cách khai thác, Google Analytics sẽ mang đến cho bạn một bức tranh dữ liệu tuyệt vời, giúp bạn biết được tình trạng website như thế nào, tìm ra các giải pháp cải thiện và gia tăng hiệu quả kinh doanh rất tốt.

Google Analytics là gì?

Google Analytics (GA) là công cụ chuyên phân tích dữ liệu do chính Google cung cấp. Công cụ này sẽ giúp người quản trị website, các chuyên viên marketing theo dõi được website traffic, biết được hành vi người dùng để tìm ra các giải pháp cải thiện trang tốt hơn.

google analytics là gì ?

 

Tính năng chính của Google Analytics sẽ bao gồm:

  • Theo dõi lưu lượng truy cập website, thống kê thời gian người dùng ở trên web, các trang truy cập nhất định với số phiên cụ thể,…
  • Công cụ này rất hiệu quả trong việc cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về hành vi người dùng, giúp bạn biết được những người truy cập này đến từ nguồn nào, đang có hứng thú với nội dung nào trên website hay truy cập website trên cả thiết bị gì,… Từ đó hỗ trợ bạn tìm ra insight khách hàng, tìm được bộ từ khoá chuẩn cho SEO,…
  • Analytics còn đưa ra những số liệu báo cáo rất trực quan, chi tiết và khoa học. Dựa vào các thống kê này, doanh nghiệp sẽ biết được phân khúc khách hàng với giới tính, độ tuổi cụ thể, tiềm năng phát triển trên nền tảng mới,… 
  • Google Analytics chỉ ra hành trình khách hàng với các điểm dừng nhất định trên website. Điều này cực kỳ có ý nghĩa với những trang bán hàng, bởi bạn sẽ biết được phễu khách hàng như thế nào, khách hàng đang bị rớt ở đâu,… để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời về chính sách giá, tăng thêm ưu đãi hay tối ưu kỹ thuật cho website.
  • Bên cạnh đó, Google Analytics còn cho phép tích hợp, chia sẻ dữ liệu từ các nguồn quan trọng khác như Google Ads, Google Adsense, SalesForce, Google Search Console để đưa ra các báo cáo số liệu trực quan và chính xác.

Chúng ta có thể thấy vai trò và tầm quan trọng của Google Analytics là rất lớn. Vì thế, sau khi thiết kế website bất động sản bạn nhất thiết phải cài đặt và sử dụng google analytics.

Hiện nay, Google Analytics đã chuyển sang phiên bản mới – Google Analytics 4 (GA4) với nhiều cải tiến, thể hiện dữ liệu báo cáo chuyên sâu hơn, phân tích đa nền tảng cũng như tích hợp với hệ thống AI để bắt kịp với xu hướng đo lường thời đại mới.

Tầm quan trọng của google analytics

 

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics

Để khai thác các tính năng tuyệt vời từ Google Analytics, trước hết chúng ta phải đăng ký tài khoản, lấy mã code và chèn vào website. Code Analytics sẽ thu thập hành vi người dùng trên web, trả về trang quản trị hệ thống để doanh nghiệp có thể theo dõi các số liệu, cài đặt các chuyển đổi hay chiến dịch mình mong muốn.

Cách đăng ký Google Analytics và Google Analytics 4

Để đăng ký tài khoản, bạn sẽ truy cập vào website chính thức của Google Analytics theo link https://analytics.google.com/ . Chọn mục “Bắt đầu đo lường” (Start Meassuring). Lưu ý trước đó bạn nên chọn một tài khoản Google để quản trị cho công cụ này.

Thực hiện điền các thông tin cần thiết, tài khoản Google Analytic sẽ được đăng ký và hệ thống đưa bạn đến các bước thiết lập tiếp theo.  Hãy thực hiện theo các bước:

Bước 1: Trong giao diện Analytics, chọn bánh răng cưa Admin => Create Account.

Bước 2: Tiến hành khai báo các thông tin cho tài khoản Analytic website.
Tên tài khoản (Account name) được đặt theo ý của bạn. Bạn có thể chọn một cái tên dễ nhớ hoặc gắn liền với tên website, tên doanh nghiệp.
Tiếp đến click chọn hết các ô lựa chọn trong phần Account Data Sharing Settings => Nhấn Next.

Tạo tài khoản google analytics

 

Bước 3: Xác định nền tảng cần đo lường.
Hệ thống sẽ hiển thị các lựa chọn đo lường cho bạn, bao gồm website, app hoặc tích hợp cả hai. Tùy theo nhu cầu bạn sẽ click chọn nền tảng mình cần.

Chọn nền tảng đo lường google analytics

 

Bước 4: Cài đặt thuộc tính cho Google Analytics.
Ở bước này bạn cần cung cấp đầy đủ đường link website mình cần cài đặt, chọn khung thời gian báo cáo (nên chọn GMT+07).
Sau đó bạn chọn vào “Hiển thị các tùy chọn nâng cao” (Show advanced options) để chọn tạo cả thuộc tính Google Analytics 4 cho website. 

Bước 5: Đồng ý các điều khoản của Google để khởi tạo mã Google Analytics.
Cài đặt mã Google Analytics hoặc Google Analytics 4 vào website
Sau khi một tài khoản Google Analytics được thiết lập xong, hệ thống sẽ tạo ra một mã code để bạn cài đặt vào website. Nếu bạn không biết cách cài đặt Google Analytic website nói chung hay cài đặt Google Analytics cho WordPress nói riêng chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên, các coder. 
Với mã GA

  • Bạn vào Admin -> Property -> Tracking Code (Mã đo lường)
  • Copy đoạn mã và chèn vào thẻ Head của website.

Với mã GA 4

  • Tại trang Data Stream, chọn mục View tag instructions -> Install manually (cài đặt thủ công)
  • Bạn cũng sẽ copy đoạn mã hiện ra và thêm vào thẻ Head của website.

Lấy code google analytics


Để kiểm tra website đã cài đặt thành công Google Analytics chưa, bạn có thể mở trình Analytics lên và sử dụng các thiết bị khác nhau truy cập vào website. Lúc này, trong phần thời gian thực (Real time), nếu Google hiển thị các phiên truy cập thì có nghĩa code đã hoạt động, đã tiến hành ghi nhận hành vi người dùng.

Các chỉ số quan trọng của Google Analytics

Dù là GA hay GA4 thì các chỉ số dưới đây được xem là quan trọng nhất khi sử dụng Analytics cho một website:

  • Người dùng (user): là người truy cập vào website. Tổng lượng người dùng truy cập vào website trong một thời gian nhất định sẽ được gọi là traffic.
  • Số lượng phiên (sessions): tổng số lần người dùng tương tác với website trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Lượt xem trang (pageviews): tổng số lần người dùng xem các trang trên website.
  • Thời gian trung bình trên trang (average session duration): thời gian trung người dùng ở lại trên website.
  • Tỷ lệ thoát trang (bounce rate): phản ánh tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập website và chỉ xem một trang duy nhất.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate): là tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện các hành động như mua hàng, gửi form, đăng ký email, tải xuống,…

Ngoài ra, khi phân tích báo cáo từ Google Analytics chúng ta sẽ cần chú ý đến các chỉ số về:

  • Lưu lượng truy cập trực tiếp (direct traffic)
  • Các truy cập được giới thiệu (referral traffic)
  • Truy cập từ các công cụ tìm kiếm (search traffic)

Một chiến dịch marketing bất động sản nói riêng hay bất kỳ ngành nghề nào nếu không có số liệu để phân tích thì rất khó đánh giá được độ hiệu quả. Và một trong những nền tảng, công cụ giúp doanh nghiệp, marketer làm được điều này chính là Google Analytics. 

Việc dành thời gian tìm hiểu Google Analytics sẽ giúp bạn nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình; xác định được chân dung khách hàng tiềm năng để từ đó thực thi các giải pháp tối ưu, tăng được tỷ lệ chuyển đổi sang khách hàng thật sự.

Hy vọng bài viết của Bdsweb – Đơn vị thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá