Schema và vai trò của Schema đối với website

Schema là gì? Schema là một trong những kỹ thuật quan trọng của SEO, giúp website nhanh chóng được công cụ tìm kiếm ghi nhận về nội dung và ngữ cảnh của trang web. Khai thác Schema đúng cách, website của bạn sẽ tiếp cận người dùng tốt hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.

Nếu bạn quan tâm đến SEO website hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến Schema, Schema markup. Vậy thật chất Schema là gì? Và Schema có vai trò như thế nào đối với một trang web nhất định?

Schema là gì ?

Tìm hiểu thêm: Seo bất động sản

Schema là gì ?

Schema là một mã microdata (có thể là code html hoặc code khai báo java script), được dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Schema rất độc đáo vì được tạo nên bởi sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm lớn bao gồm Google, Yahoo, Bing và Yandex.
Mục đích của Schema chính là tạo ra ngữ cảnh cho website, giúp các thông tin cung cấp được phân loại một cách rõ ràng, có chủ đích và phù hợp theo tìm kiếm người dùng. Bằng cách gắn đoạn code Schema vào website, các công cụ tìm kiếm sẽ ghi nhận thông tin, tiến hành phân loại và trả kết quả phù hợp khi phát sinh hành động tìm kiếm từ người dùng.

 

Vai trò của Schema là gì?

Schema giữ vai trò quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm và với cả người dùng:
Với người dùng: nhờ các code schema mà website trở nên thu hút hơn, hiển thị các thông tin liên quan đến nhu cầu thực tế mà họ đang tìm kiếm, từ đó giúp gia tăng website traffic.
Với các công cụ tìm kiếm: Schema phân loại, ghi nhận ý nghĩa đúng nhất của website giữa hàng triệu các trang thông tin khác. Hiểu một cách đơn giản hơn, nhờ có schema, các công cụ tìm kiếm mới biết được website đang đề cập đến chủ đề nào, thuộc thể loại nào,… để phân nhóm và điều hướng đến người dùng chính xác hơn.

Cách kiểm tra website có schema chưa

Để biết được trang web của bạn đã có tích hợp schema chưa, bạn có thể kiểm tra bằng những bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link kiểm tra https://validator.schema.org/
  • Bước 2: Điền URL website, nhấn nút Chạy thử nghiệm.

Kiểm tra schema

 

Sau khi phân tích hoàn tất, hệ thống sẽ thể hiện cấu trúc dữ liệu website mà bạn muốn kiểm tra. Dựa vào bảng thông tin này, bạn có thể biết được cấu trúc schema trang tốt hay chưa. Ngoài ra, những cảnh báo về lỗi cũng sẽ giúp chúng ta biết cần nên khắc phục điểm nào.

 

TỔNG HỢP CÁC LOẠI SCHEMA PHỔ BIẾN

Schema markup có nhiều loại khác nhau, mỗi loại dùng để định dạng một cấu trúc dữ liệu nhất định. Dưới đây là các phần phổ biến nhất:

Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật là là một hộp kết quả đặc biệt xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google, thường nằm ở vị trí đầu tiên. Nó tóm tắt nội dung trang web một cách ngắn gọn, súc tích, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin cần thiết. Đoạn trích này có thể là định nghĩa, bảng, các bước hoặc danh sách.

Schema đoạn trích nổi bật

 

Breadcrumbs

Breadcrumbs giúp hiển thị danh mục của một trang web nhất định hoặc thể hiện vị trí của trang trên bảng kết quả tìm kiếm. Breadcrumbs thường nằm ở đầu trang, dưới hình thức là một đường văn bản nhỏ.

Sitelink

Sitelink cho phép hiển thị các liên kết dưới đường link chính thức của một website khi kết quả tìm kiếm trả về. Các sitelink nàu giúp website được click nhiều hơn, tăng hiệu quả quảng bá mà không cần mất thêm chi phí.

Schema Article

Schema Article được thêm vào website nhằm mục đích giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung bài viết đang nhấn mạnh như tiêu đề, thời gian xuất bản, hình ảnh đại diện hoặc video. Schema Article được sử dụng nhiều cho trang tin tức, blog công nghệ, báo chí,…

Event Schema

Schema này giúp hiển thị các thông tin liên quan đến sự kiện với các trường về địa điểm, thời gian, giá vé,… Nhờ đó người dùng sẽ cảm thấy tiện lợi hơn và thu hút hơn bởi các thông tin họ cần đều thể hiện trực quan trên kết quả tìm kiếm.

Schema công thức

Schema công thức (recipe schema) là một dạng markup công thức món ăn hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nó sẽ thị các bước thực hiện, nhãn thành phần kèm theo hình ảnh minh hoạ về nguyên vật liệu, cách thức nấu nướng chẳng hạn.

Schema công thức

 

Person Schema

Khi bạn tìm kiếm về một nhân vật nào đó, trên các công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin cơ bản về ngày sinh, học vấn, thành tựu, kèm theo hình ảnh chân dung thì đó chính là Person Schema.

Local Buisness Schema

Dạng này được các cửa hàng, nhà hàng, doanh nghiệp có địa chỉ yêu thích sử dụng. Schema sẽ giúp khách hàng nắm bắt đầy đủ, nhanh chóng thông tin về cơ sở kinh doanh.

Product & Offer Schema

Một website kinh doanh về sản phẩm, dịch vụ không nên bỏ qua dạng schema này. Bởi nó sẽ hiển thị các ưu đãi hấp dẫn, tình trạng hàng hoá và giá của sản phẩm. Nếu các yếu tố này của bạn đang có tính cạnh tranh tốt so với đối thủ vì schema sẽ giúp thương hiệu bạn trở nên nổi bật hơn, thu hút khách hàng click vào website.

 

CÁCH THÊM SCHEMA MARKUP VÀO WEBSITE ĐƠN GIẢN NHẤT

Thêm schema là việc làm bắt buộc khi thiết kế web bất động sản. Nó giúp từ khóa của website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm google. Bdsweb xin chia sẻ cách thêm schema vào website như sau:

Bạn có thể tự thêm các schema vào trang web WordPress của mình một cách đơn giản bằng cách sử dụng plugin miễn phí.

WordPress cho phép tích hợp nhiều plugin tiện ích để phát triển trang theo nhu cầu người dùng mà không cần thêm bất kỳ thao tác code phức tạp nào. Bạn chỉ việc tải về plugin schema, cài đặt vào admin website.

Bước tiếp theo, hãy kích hoạt plugin và cấu hình cho trang web: Schema -> Setting. Khi bảng thông tin hiện ra, bạn cần khai báo đầy đủ theo yêu cầu, chỉ định loại schema phù hợp cho từng danh mục hoặc bài viết mình mong muốn.

Trên các platform khác hoặc bạn muốn thao tác thủ công thì sẽ phức tạp hơn vì cần cài đặt đoạn mã vào thẻ Head cho web. Để đảm bảo chuẩn kỹ thuật thì chúng ta nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia thiết kế website chuyên nghiệp.

Hy vọng bài viết trên đây của Bdsweb- Đơn vị thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn, giúp bạn biết schema là gì, các loại schema phổ biến cùng vai trò của chúng với website. 

081.6666.444
Đăng ký nhận báo giá